Trong bức thư gửi cho các cổ đông vào cuối thứ Năm tuần trước, CEO Jeff Bezos chính thức thông báo về chương trình “Pay to Quit”. Mỗi năm một lần, công ty sẽ đề nghị “thưởng tiền” cho những nhân viên muốn rời khỏi công ty. Với các nhân viên làm việc dưới một năm, công ty sẽ trả 2.000 USD. Con số này kỳ vọng tăng lên 1.000 USD mỗi năm cho đến khi đạt tới mức 5.000 USD.
CEO Amazon, Jeff Bezos
Đây là hành động nhằm khuyến khích các nhân viên dành thời gian suy nghĩ về những gì họ thực sự muốn cống hiến cho Amazon. Ông viết trong bức thư: "Về lâu dài, một nhân viên phải làm việc ở nơi họ không muốn sẽ không có lợi cho chính họ và công ty”.
Ý tưởng này lần đầu tiên được tạo ra bởi nhà bán lẻ giày trực tuyến Zappos, công ty mà Amazon đã mua lại vào năm 2009. Chính sách chỉ có hiệu lực với các nhân viên mới trong vài tuần đầu tiên làm việc và học được Zappos đề nghị con số 1.000 USD.
Zappos là công ty đầu tiên thực hiện ý tưởng “Pay to Quit”
Amazon khẳng định họ không thực sự muốn nhân viên chấp nhận lời đề nghị “bỏ việc lấy tiền thưởng”. Trên thực tế, trên mỗi bản hợp đồng việc làm đều có dòng chữ "Hi vọng bạn từ chối đề nghị này".
Nếu cân nhắc về chi phí thực hiện thì đây có vẻ giống như một chiến lược kinh doanh phản tác dụng. Nhưng thực tế, nó gia tăng sự trung thành của nhân viên và có hiệu quả về chi phí trong dài hạn. Đó chính là sự tăng lợi nhuận của Amazon.
Các nhân viên từ chối lời đề nghị này giúp họ gắn bó và làm việc tích cực hơn
Một phân tích chỉ ra rằng nhân viên với sự trung thành tốt có năng suất làm việc cao hơn 21% và các công ty sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân cao hơn 2.3 lần. Mặt khác, những nhân viên thiếu tích cực có nhiều khả năng chấp nhận lời đề nghị. Những người này có thể mang về 70,000 USD nhưng lại tiêu tốn 23,800 USD chi phí của công ty mỗi năm.
Bằng việc thực thi chính sách “Pay to Quit”, Amazon sẽ loại bỏ được các nhân viên làm việc thiếu hiệu quả. Mặc dù nó có thể tiêu tốn thêm tiền của công ty để thuê và đào tạo lại một nhân viên trong ngắn hạn nhưng lại có giá trị về tài chính lâu dài.
Bezos nhấn mạnh rằng chính sự đòi hỏi và kỳ vọng không ngừng tăng lên giúp con người phát triển về phía trước.