Dân Việt

Mỹ chuyển "cơn mưa thép" M142 tới chiến trường Syria để làm gì?

PV 01/06/2018 16:15 GMT+7
Hệ thống pháo phóng loạt HIMARS của Mỹ với mệnh danh "cơn mưa thép" bởi sức hủy diệt kinh hoàng của nó, ngoài đạn rocket, hệ thống này còn có khả năng phóng tên lửa chiến thuật đáng sợ tầm ngắn MGM-140 với tầm bắn xa 300km, cùng một đầu đạn nặng tới 560 kg.

Mỹ đã đem những hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 tới miền nam Syria để bảo vệ căn cứ At-Tanaf. Điều này gây sự phản ứng trong phía Nga cũng như lo ngại từ chính quân đội Syria bởi sức hủy diệt kinh hoàng từ vũ khí này. Trước đó hệ thống pháo này của Mỹ đặt tại Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhiều lần bắn vào các căn cứ của khủng bố IS tại Syria. 

img

Pháo phản lực M142 HIMARS của Mỹ tại Trung Đông với màu ngụy trang cát

M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 do Mỹ chế tạo. Là một sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin, M142 được quảng cáo là "vũ khí tấn công chính xác đất đối đất" sử dụng hệ thống hỏa tiễn đa nòng dẫn đường (MLRS).

img

Pháo phản lực M142 HIMARS đang bắn vào các căn cứ của khủng bố IS

Hệ thống MLRS sử dụng mô đun ống nạp và hệ thống kiểm soát hỏa lực gắn trên xe tải tiêu chuẩn nặng 5 tấn với một kíp pháo thủ ba người vận hành. HIMARS chỉ mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, so với 2 container và 12 đạn rocket hoặc 2 tên lửa MGM-140 của M270.

Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị cho M142 như sau: đạn M26: 32 km; đạn M26A1/A2: 45 km: đạn M30/M31: 70 km. Đặc biệt là tổ hợp có thể phóng tên lửa MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) có tầm bắn lên tới 300 km.

Thời gian phóng loạt 6 rocket là 20 giây, vùng sát thương của 1 đạn có diện tích vào khoảng 78,5 hecta, các container có thể tháo rời khỏi xe phóng để tái nạp trong vòng 5 phút. Xe phóng chạy được với tốc độ tối đa 85 km/h, tầm hoạt động 480 km.

img