Để tìm hiểu về loại vải truyền thống tại Bắc Giang, chúng tôi (PV) đã tìm về gia đình ông Trần Thân, tại thôn Nhất Thành, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nơi được cho là có vườn vải tổ trồng từ năm 1979, nhân giống từ giống vải Thanh Hà, Hải Dương.
Ông Trần Thân - chủ nhân của cây vải tổ 39 năm
Ông Thân chia sẻ để tiện cho việc chăm sóc cây vải và nhân giống vải, nhà vườn thường sử dụng kỹ thuật chiết cành. Thời gian thuận lợi để chiết cành là từ trước Đông Chí 10 ngày và sau Đông Chí 10 ngày.
Khu vườn vải tổ của gia đình nhà ông Thân rộng hơn 5000m2
Ông Thân đang gấp rút chuẩn bị công tác thu hoạch vườn vải tổ trong những ngày tới.
Ông Thân kiểm tra quả vải để kịp thời chuẩn bị công tác thu hoạch.
Ông Thân kiểm vải để chuẩn bị thu hoạch.
Khoảng 10 ngày tới, ông Thân có thể thu hoạch vải từ cây vải tổ.
Những tán lá cây vải tổ sum xuê tỏa ra.
Cận cảnh bộ rễ của cây vải tổ có tuổi đời 39 năm.
Ông Thân cho biết chu vi của cây vải tổ 39 năm lên đến 2,5m.
Có những lúc cây tăng trưởng cho tán rộng đến 20m, cao hơn 10m.
Vải thiều Lục Ngạn tại vườn tổ cho trái nặng trĩu
Năm 2016, riêng cây vải tổ cho thu hoạch khoảng 5,5 tạ quả, đem lại doanh thu lên đến hơn 10 triệu đồng cho nhà vườn.
Ông Thân vui vẻ ngắm nhìn vườn vải trước dự tính năm nay sản lượng vải tăng 1,5 lần so với năm 2017.
Cây vải tổ cho quả căng tròn, dự tính năm 2018 cho năng suất hơn 6 tạ, doanh thu khoảng 12-15 triệu/cây.