1. Kiếm tiền và quản lý tiền bạc
Cha mẹ cần dạy trẻ một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay khi trẻ bắt đầu học đếm. Đến tuổi 13, trẻ có thể tiết kiệm tiền từ những khoản tiền tiêu vặt, quyết định việc chi tiêu tiền bạc thế nào cho hợp lý, biết cơ bản các vật dụng trong nhà có giá trị như thế nào…
2. Làm việc nhà
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ đã có thể làm rất nhiều việc vặt ngay từ khi còn nhỏ như dọn dẹp sau bữa ăn, cho quần áo vào máy giặt... Đến năm 13 tuổi, trẻ cần biết là quần áo, rửa bát, thay ga trải giường, dọn phòng tắm và nhà bếp… Cha mẹ cần yêu cầu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ cho trẻ và khuyến khích trẻ làm việc nhà.
3. Nấu ăn
Nấu ăn là một kỹ năng quan trọng với trẻ. Để bắt đầu, có rất nhiều món dễ làm như trứng ốp, mì, canh hay salad. Ở tuổi 13, trẻ có thể lên kế hoạch cho bữa ăn cho gia đình, làm theo một công thức đơn giản, sử dụng các dụng cụ trong phòng bếp. Ngoài ra, cha mẹ đừng quên dạy con những điều cơ bản về vệ sinh và an toàn.
4. Đi chợ
Cho con đi chợ cùng mình, bạn đã giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết lên kế hoạch cho bữa ăn, viết danh sách hàng hóa cần mua và cân nhắc chi tiêu với ngân sách mình có. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp trẻ học cách đọc thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm và mua được loại hàng tốt.
Tuy nhiên, khi cho con đi chợ cùng, trẻ rất dễ đưa ra những đòi hỏi, vòi vĩnh. Lúc này, cha mẹ cần đặt ra những giới hạn cho trẻ, biết cách từ chối yêu cầu không thích hợp của con.
5. Vệ sinh cá nhân
Các chuyên gia cho biết nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khi trẻ 10, 11 tuổi, con sẽ học cách vệ sinh cá nhân một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều điều cha mẹ nên dạy trẻ trước khi quá muộn như tầm quan trọng của việc tắm rửa hằng ngày, khử mùi, thay quần áo, cạo râu, vệ sinh răng miệng và hiểu cơ thể của chính mình.
6. Sơ cứu cơ bản
Các kỹ năng cấp cứu cơ bản sẽ giúp trẻ có thể tự giúp mình khi bị thương và không có ai xung quanh. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ 4, 5 tuổi đã có thể ghi nhớ đúng số điện thoại khẩn cấp, kiểm tra hơi thở của một người, nhớ một số tư thế hồi phục trong sơ cấp cứu. Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể học được cách cầm máu, sơ cứu vết bỏng và vết ong đốt.
7. Quản lý thời gian
Đây là một kỹ năng rất cần thiết mà ch mẹ cần dạy con từ sớm. Trẻ cần biết cách lên kế hoạch, sắp xếp cho những việc ưu tiên và thực hiện hiệu quả.. Hãy cung cấp cho trẻ một số công cụ có thể hỗ trợ kỹ năng này như báo thức điện thoại hay lịch ghi chú. Tặng con một chiếc đồng hồ cũng là cách giúp trẻ tránh xao nhãng. Ngoài ra, cha mẹ nên là những tấm gương tốt cho trẻ nhìn vào học tập.
8. Kỹ năng xã hội và cách cư xử
Cần dạy trẻ cần cách ứng xử càng sớm càng tốt. Ví dụ bạn có thể khuyến khích con chia sẻ, tôn trọng người lớn tuổi. Ở nhà, trẻ cần học cách làm người chủ nhà lịch sự khi có khách đến, học các quy tắc trên bàn ăn.
9. Kỹ năng định vị, định hướng
Khi còn nhỏ, trẻ cần hiểu cách sử dụng các thiết bị định hướng và cách xem bản đồ. Đến tuổi 13 trẻ cần học cách nhớ phương hướng, đường đi xem các ký hiệu bản đồ và xác định đường.
10. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc
Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc như tức giận, căng thẳng hay lo câu. Các kỹ năng kiểm soát cảm xúc bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu hoàn cảnh, quản lý tâm trạng và tìm kiếm giúp đỡ khi cần thiết.
Trẻ cần hiểu rằng, buồn không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối và việc chấp nhận cũng như điều chỉnh nó sẽ giúp con rất nhiều trong cuộc sống sau này.
Đôi khi, cha mẹ không nhận ra những hành vi tưởng chừng vô thưởng vô phạt của mình lại chính là sai lầm không thể chấp...