1. Ăn táo gọt vỏ
Phần lớn các chất dinh dưỡng trong rau và trái cây không phải lúc nào cũng nằm bên trong. Chẳng hạn 100% quercetin (một chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe của tim) nằm ở vỏ táo. Ăn táo không gọt vỏ là cách hiệu quả nhằm ngăn ngừa các bệnh mãn tính về tim mạch.
Tuy nhiên, để có thể yên tâm ăn cả phần vỏ táo mà không sợ các loại thuốc bảo quản, bạn cần lựa chọn những loại táo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và rửa sạch trước khi ăn.
2. Đặt chuông báo thức kêu quá to
Sợ không nghe thấy và ngủ quên nếu để chuông báo thức âm lượng nhỏ là lý do mà nhiều người luôn đặt báo thức với âm thanh rất lớn. Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến bạn giật mình khi đang ngủ, khiến huyết áp tăng lên và nhịp tim cũng vậy.
Theo một nghiên cứu về giấc ngủ, cơ thể chúng ta rất dễ bị tổn thương trong những giờ đầu buổi sáng, khi cơ thể vẫn còn trong gia đoạn thư giãn. Một tiếng động lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây căng thẳng, làm tăng mức độ cortisol. Nếu thức dậy như thế này liên tục trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng dẫn tới nguy cơ tình trạng căng thẳng này sẽ trở thành mãn tính.
3. Đốt hương
Mùi hương có ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh trung ương, một số người có thể cảm thấy thư giãn và giảm căng thẳng khi ngửi mùi này. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc đốt hương hằng ngày, mỗi ngày vài giờ có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi, bệnh bạch cầu và u não.
Ngoài ra, nhiều loại hương có chứa các hóa chất có khả năng thay đổi vật liệu di truyền như DNA. Nếu bạn vẫn muốn tạo ra một bầu không khí thư giãn, bạn không nên đốt hương trong thời gian dài và nên để không khí thoáng đang, lưu thông mỗi khi đốt.
4. Quấn tóc còn ướt trong khăn
Khi gội đầu xong, nhiều người thường có thói quen cuốn 1 chiếc khăn trên đầu. Tuy nhiên, lúc tóc còn đang ướt, hành động đó có thể khiến tóc bị gãy, rụng nhiều hơn. Những lúc này, bạn nên dùng khăn thấm nhẹ nhàng phần dư thừa trên tóc và để tóc khô tự nhiên. Quá trình này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn mà thôi.
5. Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thực sự có tác dụng với những người bị đau mãn tính. Tuy nhiên, trong nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ohio, thuốc giảm đau được chứng minh là cũng có thể làm giảm mức độ cảm xúc tốt.
Trong nghiên cứu này, một nhóm người tham gia uống thuốc giảm đau và người kia dùng giả dược trông giống nhau. Sau đó, những người tham gia đã xem 40 bức ảnh - từ những đứa trẻ gây khó chịu đến rất dễ thương (chơi đùa với mèo). Sau mỗi bức ảnh, những người tham gia phải đánh giá những hình ảnh này như thế nào.
Kết quả cho thấy những người tham gia uống thuốc giảm đau đánh giá những bức ảnh này trông tồi tệ trong khi nhóm dùng giả dược có đánh giá tích cực hơn. Nói cách khác, nhận thức về cảm xúc của họ ở thực tế đã bị méo mó.
6. Sử dụng quá nhiều kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài là việc làm cần thiết giúp tránh lão hóa và ung thư da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng không nên bôi quá nhiều kem chống nắng. Hành động này khiến da không hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời và vitamin D, có thể dẫn đến các loại ung thư khác như ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu, thiếu hụt vitamin D và dùng quá nhiều kem chống nắng bảo vệ da có thể là nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng. Bạn nên bảo vệ mình khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhưng đừng lạm dụng loại kem này.
7. Không ăn chất béo
Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống của bạn có thể dẫn đến bệnh tim và các vấn đề về trọng lượng. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng ăn chất béo hoàn toàn.
Chất béo giúp cơ thể chuyển hóa vitamin. Tiêu thụ từ 44-78 gram chất béo tốt mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể bạn.
8. Ăn quá nhiều rau
Rau quả là loại thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều rau củ quả mỗi ngày trong một thời gian dài thì sẽ mang lại tác dụng ngược, khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh, bạn dễ cắt giảm nhóm dinh dưỡng khác như tinh bột, thịt cá... Về lâu dài, thói quen này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein, axit béo của cơ thể. Vì thế, để nhận được lợi ích tối đa từ thực phẩm, bạn nên ăn rau quả tươi (không chiên hoặc nướng) và không nên ăn nhiều hơn 4-5 lần mỗi ngày.
9. Tiêu thụ quá nhiều đồ uống năng lượng
Thức uống năng lượng có thể giúp bạn tỉnh táo và tăng năng suất nhưng theo các chuyên gia, việc tiêu thụ laoij đồ uống này không được khuyến khích bởi một số đồ uống năng lượng có thể làm tăng nguy cơ tim đập không ổn định.
Trong một nghiên cứu quy mô, các tình nguyện viên từ 18-40 tuổi được chỉ định uống 2 chai nước uống năng lượng hoặc uống giả dược trong 3 tuần. Không ai biết họ uống gì và kết quả là, nhóm đầu tiên có huyết áp cao và tăng nhịp tim, trong khi nhóm kia gần như không có bất kỳ sai lệch nào.
Một số thói quen tưởng chừng xấu, nhưng thực chất chúng lại có lợi cho sức khỏe của chúng ta.