Dân Việt

Đây là những nước được “hưởng lợi không ngờ” nhờ đăng cai World Cup

Hương Nguyễn (Theo money.163.com) 13/06/2018 04:55 GMT+7
Không chỉ đơn thuần là giải đấu mang tính giải trí, World Cup còn trở thành “Đấng cứu thế” kinh tế cho nhiều khu vực trên thế giới.

Cứ 4 năm một lần, giải bóng đá World Cup lại khiến cả thế giới phải sục sôi, các nước tranh nhau tìm mọi cách giành quyền đăng cai World Cup. Bởi lẽ ngoài giá trị tinh thần đối với các fan túc cầu, giải đấu này còn đem lại lợi ích kinh tế khổng lồ cho các nước chủ nhà may mắn.

Một báo cáo điều tra cho thấy bóng đá là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 17 toàn cầu, GDP hằng năm đạt 500 tỷ USD, vượt xa nhiều quốc gia và khu vực. Trong đó, giải World Cup được ví như “viên ngọc trên vương miện” rực rỡ nhất của nền kinh tế bóng đá.

Năm 2014, World Cup Brazil lập kỷ lục về lượng khán giả theo dõi trong suốt 20 năm, liên đoàn bóng đá FIFA cũng giành được thu nhập kỷ lục nhờ World Cup: 4,5 tỷ USD.

Năm 2010, World Cup được tổ chức tại Nam Phi. Trước khi giải đấu diễn ra, nhiều người Nam Phi đã oán trách chính phủ vì chi cả tấn tiền chỉ để xây sửa sân vận động. Nhưng sau giải đấu, bộ trưởng bộ tài chính Nam Phi tuyên bố World Cup đã đem lại khoảng 130.000 cơ hội việc làm cho người dân nơi đây, đồng thời mang lại gần 4,9 tỷ USD thu nhập tài chính. Hàng loạt các dữ liệu sau đó cũng chứng tỏ sự hồi sinh rõ rệt về kinh tế tại Nam Phi sau khi đăng cai World Cup.

img

World Cup 2018 sẽ được diễn ra tại Nga trong vài ngày tới

Năm 2006, World Cup cũng giúp nước Đức thu về nguồn lợi kinh tế khổng lồ: 20 tỷ USD, bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp, dù tổng số tiền đầu tư của họ vào World Cup chỉ bằng một nửa con số đó.

Năm 1998, đến lượt Pháp may mắn giành quyền đăng cai World Cup. Trước khi giải đấu diễn ra, GDP của Pháp tăng trưởng âm. Nhưng sau World Cup, nước Pháp ko những đoạt giải quán quân World Cup 1998 mà trong thời gian 1 năm kể từ đó, GDP nước này đã chuyển từ “âm” thành “dương”, tăng trưởng lên tới 4%.

img

Giải đấu thế giới này không chỉ có giá trị tinh thần với các fan bóng đá mà còn đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các nước chủ nhà

Nhưng có lẽ quốc gia “hời” nhất nhờ World Cup là Mexico. Những năm 80, nền kinh tế Mexico đang trong tình trạng bất ổn, khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, quyền đăng cai World Cup vào năm 1986 đã cứu rối Mexico, niềm tin về đầu tư trong nước được phục hồi, mức tiêu dùng tăng lên, nền kinh tế được hồi sinh, tỷ lệ đô thị hóa của nước này đã vượt quá 50%.

Sốc: Một phút quảng cáo trên VTV mùa World Cup 2018 lên tới cả tỷ đồng

Bình quân mỗi phút quảng cáo ở trận chung kết của VTV sẽ tương đương từ 1 tỉ đến 1,5 tỉ đồng.