Tây Ban Nha vừa trải qua biến động trên băng ghế huấn luyện, nhưng họ vẫn là ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu vô địch và tất nhiên được đánh giá rất cao tại bảng B. Còn Bồ Đào Nha đang là đương kim vô địch châu Âu, trong đội hình của họ có siêu sao Cristiano Ronaldo và tham vọng của đội tuyển này chắc chắn không dừng lại ở vòng đấu bảng.
Chính vì vậy, Ma Rốc và Iran bị đánh giá kém hơn hẳn và họ sẽ phải tận dụng cơ hội ở cuộc so tài trực tiếp trên sân Saint Petersburg hứa hẹn quyết liệt, căng thẳng. Tính chất của một “trận cầu 6 điểm” buộc Ma Rốc lẫn Iran phải thận trọng tối đa. Thất bại của Saudi Arabia trước Nga trong trận khai mạc chính là bài học quý giá cho cả Ma Rốc và Iran, khi họ hiểu rằng sự mất tập trung hay cách tổ chức phòng ngự quá hời hợt sẽ phải trả bằng một cái giá đắt như thế nào.
Ma Rốc sở hữu nhiều ngôi sao trong đội hình
Ở vòng loại, Iran đã sớm giành vé dù trong 10 trận đấu ở vòng bảng cuối cùng, họ chỉ ghi được 10 bàn thắng. Sức mạnh của Iran là lối chơi tập thể và hàng thủ được tổ chức tốt. Kinh nghiệm của HLV Carlos Queiroz giúp Iran có lối chơi khá hiện đại với nền tảng thể lực sung mãn.
Trong khi đó, Ma Rốc sở hữu khá nhiều ngôi sao, nổi bật là trung vệ Mehdi Benatia. Phong độ của Ma Rốc cũng đang rất ổn định. 5 trận giao hữu trước khi tham dự World Cup 2018, Ma Rốc bất bại.
Được đánh giá nhỉnh hơn Iran một chút, nhưng Ma Rốc cần cảnh giác với những pha phản công của Iran. Nếu để Iran ghi bàn trước, Ma Rốc sẽ rất khó gỡ bởi đội bóng châu Á chơi phòng ngự chủ động rất tốt. Ngược lại, nếu Ma Rốc có bàn mở tỷ số, thế trận sẽ trở nên cởi mở hơn, khi Iran phải dồn đội hình lên để chơi đôi công.
Iran có lối chơi tập thể khá hiệu quả
Đội thắng trận sẽ có nhiều lợi thế để rộng đường binh tính toán trong 2 trận tiếp theo, còn đội thua sẽ bị ngập trong khó khăn, khi phải chạm trán với 2 đội tuyển rất mạnh của bán đảo Iberia. Chính vì thế, dù bên nào cũng muốn thắng, nhưng khả năng hòa lại là tỷ lệ dễ xảy ra nhất với cặp đấu này.
Thống kê đáng chú ý: - Iran không có ngôi sao nào đáng kể giống như Ali Daei hay Ali Karimi trước đây, trong khi Ma Rốc có một số cầu thủ xuất sắc, có tên tuổi ở cả hàng tấn công lẫn hàng phòng ngự. - Ma Rốc bất bại trong 18 trận gần nhất trên mọi đấu trường. - Iran chỉ thắng được 1 trận trong lịch sử tham dự World Cup (trước Mỹ tại World Cup 1998). - Iran chỉ ghi được 3 bàn thắng trong tổng cộng 6 trận tại World Cup. - Iran đã hòa cả 2 trận đối đầu những đội bóng châu Phi tại World Cup. - Ma Rốc thắng châu Á 5/6 trận gần nhất. - Đây là lần đầu tiên sau 20 năm Ma Rốc dự một vòng chung kết World Cup trong khi với Iran, World Cup 2018 là lần thứ hai liên tiếp họ thi đấu tại Cúp thế giới. |
Đội hình dự kiến:
Ma Rốc (4-2-3-1): Yassine Bounou; Achraf Hakimi, Medhi Benatia, Romain Saiss, Hamza Mendyl; Karim El-Ahmadi, Mbark Boussoufa; Nordin Amrabat, Younes Belhanda, Hakim Ziyech; Khalid Boutaib.
Iran (4-5-1): Alireza Beiranvand; Ramin Rezaeian, Rouzbeh Cheshmi, Morteza Pouraliganji, Milad Mohammadi; Alireza Jahanbakhsh, Masoud Shojaei, Omid Ebrahimi, Ehsan Hajsafi, Mehdi Taremi; Sardar Azmoun.
Phong độ 10 trận gần nhất của Ma Rốc và Iran:
Tỷ lệ trận Ma Rốc vs Iran: