Theo ông Phạm Bửu Ngọc – đại diện Sở TT-TT thông tỉnh Tiền Giang, bên cạnh thông tin mang tính định hướng xây dựng, một vài thông tin báo chí phản ánh mang bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nông dân. Không những thế, một số tờ báo còn gây thiệt hại kinh tế cho nông dân trong khi chính quyền đang tìm cách nâng thu nhập cho khu vực nông thôn nhằm đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.
“Chúng ta vẫn còn ấn tượng với thông tin báo chí đăng về một nghiên cứu của Mỹ về việc ăn quá nhiều bưởi có thể gây ung thư vú. Hay thông tin túi bao trái xoài gây độc hại… Những thông tin này đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, Sở TT-TT đã có văn bản gởi Bộ TT-TT chỉ đạo các cơ quan bái chí dừng đăng”, ông chia sẻ.
Diện mạo Xã Hiệp Đức (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) khởi sức sau khi lên nông thôn mới.
Ông Cường cho rằng, từ thực tế cho thấy, vấn đề nâng cao chất lượng thông tin và hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện truyền thông cần phải được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Báo chí phải thông tin thế nào để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ nhằm làm thay đổi tư duy của cán bộ, nếp nghĩ của nông dân góp phần đưa nhanh chủ trương lớn của Đảng trở thành hiện thực, lấy lợi ích của nông dân đặt lên hàng đầu…
Quân dân chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tiền Giang.
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, cần phải nâng cao nhận thức, vai trò của người làm báo trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng của báo chí nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định đời sống của nông dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang Trịnh Công Minh cho biết, tỉnh Tiền Giang đang dồn nguồn lực đầu tư từ nay đến năm 2020 để có khoảng 100 xã hoàn thành chương trình nông thôn mới. Tức mỗi năm có 20 xã hoàn thành chương trình này. Hiện, tỉnh có 40 xã hoàn thành Chương trình Nông thôn mới.