Khi vào vụ chính, đội thợ nhặt cánh châu chấu chủ yếu là người già trẻ nhỏ.
Theo người làng Lai Xá, vào thời điểm lúa chín, tháng 6 và tháng 8 hàng năm, từ những cụ bà hơn 90 tuổi đến các cháu nhỏ học lớp 5 đều tranh thủ kiếm thêm tiền từ nghề “tay trái” này.
Nguyễn Linh, 12 tuổi chia sẻ: “Em tranh thủ nhặt cánh châu chấu để phụ giúp gia đình, cứ 1 kg châu chấu sạch là được 5.000 đồng”
Những ngày lượng châu chấu nhiều cần tăng gia nhặt nhanh ngay cả trong đêm, một người “thợ” nhặt cánh châu chấu có thể kiếm được từ 50.000 - 100.000 nghìn đồng trong vòng 3 – 4 tiếng.
Cụ bà Nguyễn Thị Phú (68 tuổi) người đã tham gia vặt cánh châu chấu nhiều năm chia sẻ: “Mọi năm nhiều hàng nên mọi người phải làm từ sáng sớm đến 10 giờ đêm, có những hôm phải vặt cánh đến hai, ba giờ sáng để có đủ hàng cho đầu mối chuyển vào hôm sau, nhưng mấy năm gần đây ít hàng nên mọi người tranh thủ lúc rảnh thì làm".
Người dân nhanh chóng cân thử thành quả của mình sau 3 tiếng sơ chế châu chấu
Trong số những người làm công việc này, cụ Tới (91 tuổi) là người lớn tuổi nhất tham gia nhặt cánh châu chấu tại đây. Mỗi ngày trung bình cụ Tới nhặt được hơn 2 tiếng rưỡi, cho thu nhập từ 20.000 – 50.000 đồng. Cụ Tới cho hay: “Mỗi ngày tôi chỉ ra nhặt hơn 2 tiếng rồi về nhà chơi, đi nhặt cánh châu chấu như tập thể dục thôi.”
Thương lái đang tập trung sơ chế để hoàn thiện “mẻ hàng” sớm
Thành quả sau 3 tiếng đồng hồ của những “công nhân” nhặt cánh châu chấu
Do lượng châu chấu nhập từ Nghệ An về các đầu mối tại đây lên tới 6 đến 7 tấn/ngày nên chủ đầu mối thường phải thuê vài chục người nhặt cánh mỗi ngày cho đủ hàng vận chuyển về nội thành Hà Nội vào ngày hôm sau.
Nhờ nuôi ngựa bạch mà gia đình anh Chưng có thu nhập trăm triệu/năm, sắm sửa 2 ô tô chở hàng và máy xúc.