Thiếu hụt protein
Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Nó có thể giúp giảm đói và cơ thể sẽ ăn ít khi đủ protein. Protein có thể tăng sản xuất hormone tạo tín hiệu no và giảm hormone kích thích cơn đói. Protein có khả năng kiểm soát hormone đói. Sự thiếu hụt của protein này có thể khiến cho bản thân luôn cảm thấy đói.
Tác dụng của thuốc
Sau khi uống một số loại thuốc mà cơn đói liên tục xuất hiện có thể do tác động của thuốc. Đây là một trong những tác dụng phụ mà mọi người cần lưu tâm. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên ăn no rồi mới uống thuốc tránh gây hại dạ dày.
Căng thẳng quá mức
Với lối sống và làm việc như hiện nay, việc bị stress quá mức là điều dễ hiểu. Stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà làm gia tăng hormone cortisol gây ra cảm giác thèm ăn và đói. Vì vậy, nếu bạn cần phải kiểm soát cơn đói cần phải giảm stress và tăng thời gian nghỉ ngơi.
Tác động của thức ăn
Thức ăn, đồ uống cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trong những ngày hè nóng nực, nếu chúng ta thường uống nước ép trái cây lạnh thì sau một tiếng sẽ cảm giác đói. Nguyên nhân do chất lỏng dễ tiêu hóa hơn. Nếu bạn ăn những đồ ăn lỏng, cơ thể sẽ cảm giác nhanh đói hơn đồ ăn đặc.
Uống nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Đồ uống không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến não khiến bạn thường xuyên bị đói. Rượu có đặc tính gây đói.
Tập thể dục thường xuyên
Nếu tập thể dục thường xuyên và mức độ nặng, bạn sẽ cảm giác đói. Khi tập, cơ thể sẽ đốt cháy calo, mất đi một lượng mỡ nhất định. Lúc đó, cơ thể của bạn có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn và thèm ăn.
Ăn nhanh
Khi vội vàng, mọi người thường ăn rất nhanh để làm những công việc khác, nhưng cơ thể chúng ta sẽ không cảm thấy no. Việc nhai thức ăn từ từ giúp giải phóng hormone chống đói và kiểm soát sự thèm ăn. Khi ăn quá nhanh, thức ăn không được nhai kỹ khiến cho hormone này không được giải phóng. Bên cạnh đó, khi ăn quá nhanh, thức ăn không được nghiền kỹ dẫn đến các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa tốt nhất để nuôi cơ thể.
Thiếu chất béo
Nhiều người hạn chế ăn đồ ăn có chứa chất béo để cơ thể có hình dáng mảnh mai. Tuy nhiên, đồ ăn chứa chất béo cũng giúp bạn cảm thấy no. Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa thức ăn. Chất béo cũng hỗ trợ trong việc tạo ra các hormone gây no. Do đó, thiếu chất béo có thể khiến cơ thể bị đói.
Mất nước
2/3 cơ thể của chúng ta là nước. Nước đóng vai trò quan trọng với các hoạt động sống. Uống đủ nước trong một ngày giúp cơ thể hoạt động tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nước đưa đến cảm giác no và bạn cảm thấy ít đói hơn. Nếu mất nước thì cảm giác đói sẽ xuất hiện thường xuyên.
Mất ngủ
Do lối sống và công việc bận rộn, nhiều người thường xuyên bị mất ngủ. Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh. Giấc ngủ có thể kiểm soát sự thèm ăn nhờ vào việc điều chỉnh hormone ghrelin. Đây là hormone kích thích sự thèm ăn. Khi thiếu ngủ, mức độ hormone này giảm xuống và dẫn đến đói.
Ung thư đường tiêu hoá đang là nhóm ung thư hàng đầu “của” người Châu á, do liên quan đến hai trong những nguyên nhân...