1. Nghệ thuật đờn ca tài tử được vinh danh
Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử ở Bạc Liêu.
Một trong những niềm vui của người Việt Nam nói chung và của người dân Nam Bộ nói riêng là ngày 5.12.2013, tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Nhiều tác phẩm về sự ra đi của Tướng Giáp18 giờ 9 phút ngày 4.10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Quân y 108, hưởng thọ 103 tuổi. Sự ra đi của “Người anh cả vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam” đã khiến cả đất nước lặng mình đau xót.
Ngay sau khi thông tin Đại tướng qua đời được thông báo chính thức, rất nhiều tác phẩm về Đại tướng được thể hiện, trình diễn. Đặc biệt, đã hình thành một tuyến đề tài mới trong lịch sử phát triển của âm nhạc cách mạng Việt Nam với nhiều loại hình tác phẩm viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có hợp xướng và các ca khúc của các nhạc sĩ sáng tác khi Đại tướng từ trần như: “Tướng Giáp Việt Nam” của nhạc sĩ Đặng Nhất Mai; “Khúc quân hành tưởng niệm” của nhạc sĩ Cát Vận; “Tiễn đưa” của nhạc sĩ Lê Trung Tín…
3. Kịch Lưu Quang Vũ “gây sốt” ở Hà NộiĐể kỷ niệm 25 năm ngày mất của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Bộ VHTTDL tổ chức liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch tài danh trong các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20.
Một tuần liên hoan sân khấu kịch Lưu Quang Vũ (ngày 9-16.9.2013) với 12 vở diễn được dựng theo 9 kịch bản của các đơn vị sân khấu (chủ yếu ở phía Bắc) tham gia liên hoan đã tạo nên một hoạt động văn hóa khá rộn ràng tại thủ đô, nơi mà lâu nay sân khấu hầu như thưa vắng khán giả. Dù diễn ngày hay đêm, ở nhà hát này và rạp kia, dù kịch hay chèo, cải lương, kịch dân ca, dù nhà hát trung ương hay các đoàn địa phương, buổi nào khán giả cũng kín khán phòng.
4. Nhạc hàn lâm trỗi dậyNhà lang Mường sau đám cháy.
Điều đáng ghi nhận là trong năm 2013, âm nhạc hàn lâm đã xuất hiện nhiều liên hoan (festival) âm nhạc như: Liên hoan âm nhạc đương đại 2007; Festival Gala Guitar 2011… và năm 2013 Festival Piano quốc tế do Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra đầu tháng 12.2013 với sự tham gia của NSND Đặng Thái Sơn cùng những solist nổi tiếng đã từng đoạt nhiều giải thưởng piano danh giá trên thế giới như đến từ Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Hungary…
5.Chấn động phóng sự về nhà ngoại cảm lừa đảoCuối tháng 10.2013, Chương trình “Trở về từ ký ức” của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng phóng sự về việc “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thúy (còn gọi là “cậu” Thủy, quê ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) khai quật hài cốt giả của các liệt sĩ tại Đăk Lăk, Bình Phước và Quảng Trị. Phóng sự “Táng tận lương tâm chôn xương động vật giả hài cốt liệt sĩ” cũng đã nhận giải Vàng đặc biệt cho thể loại phóng sự tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 33, tổ chức tại Quảng Ninh.
6. Coi thường Luật Di sảnĐầu tháng 11.2013, dư luận rất bức xúc về sự việc sư trụ trì chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, Thạch Thất (Hà Nội) coi thường Luật Di sản văn hóa, tự ý di chuyển, thay đổi các pho tượng cổ trong chùa và đỉnh điểm là việc cho rước một pho tượng lạ về thờ tự đã khiến dư luận không khỏi bức xúc. Chùa Chân Long được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1992. Cùng với đó là vụ cháy nhà Lang Mường vào tối 24.10 tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình).
4 người tự ý đốt bếp lửa trong nhà sàn để nướng ngô, khi lửa bùng lên bén vào nhà, họ liền lên ôtô bỏ chạy. Ngôi nhà Lang cuối cùng của người Mường này là nhà sàn của vị quan Lang duy nhất còn sót lại và đang được bảo tồn. Tiếp đó, rạng sáng 1.12, hỏa hoạn bùng phát tại cổng tam quan ở đền thờ Lê Lai (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Vụ hỏa hoạn đã khiến trung tâm tòa Tam Quan của đền bị cháy trơ khung gỗ. Nhiều thiết bị, hạng mục của tòa Tam Quan bị hư hỏng, cháy đen.
7. Nở rộ scandal của nghệ sĩCa sĩ Siu Black - giọng ca bốc lửa của núi rừng, người được từng được cho là “sạch” với scandal của showbiz Việt, đã không thể tránh khỏi những tai tiếng làm dậy sóng làng giải trí và dư luận năm 2013 khi vướng vào khoản nợ khổng lồ.
Bên cạnh đó, tháng 4.2013, trên chuyến bay số hiệu VN 595, hành trình Hongkong về lại TP.HCM, Lý Nhã Kỳ mặc quần áo ngủ tạo dáng trong buồng lái máy bay với cơ trưởng, cơ phó cũng khiến dư luận bức xúc và được xác định đã vi phạm quy định về an toàn bay. Trong khi đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gây xôn xao dư luận khi gọi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là “ngụy quân tử” vì ông đưa ra những lời nhận xét thẳng thắn về một loạt các ca sĩ “ngôi sao”...
8. Hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng sai tên nướcTrong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà thế giới 2013 (Mrs World 2013) diễn ra ngày 23.11 tại tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc), đại diện Việt Nam là Hoa khôi thể thao 2007 Trần Thị Quỳnh đã đeo dải băng ghi sai tên nước “Mrs.Vietnam” thành “Mrs. Vietnem”, khiến dư luận bức xúc.
9. Người đẹp khoe thân bị cấm diễn.Liên tiếp trong 2 tháng 8 và 9.2013, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) đã ra 2 văn bản cấm 2 “người đẹp khoe thân” là Bà Tưng (Lê Thị Huyền Anh) và Angela Phương Trinh biểu diễn trên toàn quốc. Đây chính là sự cảnh tỉnh với các nhân vật lắm chiêu của giới showbiz.
10. Giọng hát Việt nhí gây ấn tượngGameshow Giọng hát Việt nhí 2013 lần đầu ra mắt trên VTV3 đã được đánh giá là một chương trình có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đối với khán giả trên cả nước. Những cái tên như Quang Anh, Ngọc Duy, Phương Mỹ Chi được rất nhiều người yêu quý.