Cách đây 8 năm, ông Ng Goon-lau (sống ở Hong Kong, Trung Quốc) mua một căn hộ nhỏ chỉ hơn 30m2 tại đặc khu hành chính này với giá 1 triệu đô la Hong Kong (gần 3 tỷ đồng). Mức giá này thấp hơn giá trung bình trên thị trường vào thời điểm đó là 30%. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, căn nhà này từng là nơi xảy ra 2 vụ tự sát.
Ông Ng Goon-lau chỉ tay vào một cửa sổ bên trong phòng ngủ bé xíu, tối tăm. Ông giải thích, cửa sổ nhỏ và bịt kín là nơi hoàn hảo để tự tử bằng khí carbon monoxide (CO). Một người đã tự sát bằng cách đốt than để tỏa ra khí CO, một nữ cảnh sát treo cổ trong căn hộ này.
Khi giá nhà ở Hong Kong tăng cao, nhiều người xem các căn hộ "ma ám" là món hời.
Thế nhưng, không ai ngờ, vào năm 2018, mức giá căn hộ đã lên đến 4,4 triệu đô la Hong Kong (gần 13 tỷ đồng), tức tăng hơn 4 lần. Ông Ng không phải là một người mua bán bất động sản bình thường mà ông được mệnh danh là "vua của những căn hộ ma ám". Các căn hộ như ông mua được gọi là "hongza" có nghĩa là "hung gia". Đây là những căn hộ xảy ra các bi kịch như tự sát, giết người. Ông Ng đã mua những căn hộ kiểu đó với giá rẻ hơn thị trường 40%.
Mức giá bất động sản tăng kỷ lục ở Hong Kong trong vài năm qua đang khiến nhiều người xem các căn hộ kiểu như vậy là những món hời bất chấp quá khứ không tốt đẹp.
Giá nhà ở Hong Kong đã bị phá vỡ kỷ lục trong 18 tháng liên tiếp. Hiện, thành phố này là một trong những nơi có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Theo ngân hàng UBS, một công nhân dịch vụ lành nghề có thể phải cần tới 20 năm tích góp để mua được một căn hộ hơn 60m2 ở gần khu vực trung tâm.
Công ty tư vấn tài sản Knight Frank cho hay, chỉ có khoảng 20% trong số 1,85 triệu người đóng thuế ở Hong Kong có thể mua một căn hộ giá trung bình khoảng 8 triệu đô la Hong Kong.
Các chuyên gia bất động sản nhận định mức giá sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2018. Với ông Ng, người đã mua 20 căn hộ ma ám kể từ những năm 1990 cũng hốt hoảng trước sự tăng giá của thị trường.
Ông Ng. trong một căn hộ từng có những điều không hay xảy ra.
Với các căn nhà ở công cộng, thời gian chờ đợi trung bình của người mua là 5 năm do nguồn cung hạn chế và nhu cầu lớn ở một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Nhiều người đổ xô đến những căn hộ ít hấp dẫn hơn, bao gồm các căn hộ "liên quan đến những sự việc không hay".
Các đại lý bất động sản ở Hong Kong không có nghĩa vụ phải tiết lộ về căn hộ "ma ám", nhưng họ lại bị ràng buộc bởi quy tắc đạo đức của Cơ quan bất động sản Hong Kong đưa ra. Từ năm 2014 đến tháng 5/2018, có 28 khiếu nại liên quan đến các căn hộ bị "ma ám" từ khách hàng đã được gửi đến cơ quan này.
Tuy nhiên, việc mua các căn nhà như vậy không phải là vấn đề với một số người. "Tôi không sợ chút nào", Jenny Yuen, một người từng thuê căn hộ má ám của ông Ng khi lần đầu tiên chuyển đến Hong Kong sinh sống.
Căn biệt thự 3 tầng này có tổng diện tích là 422,77m2, ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.