World Cup 2018 đã xuất hiện khá nhiều bất ngờ thú vị xuyên suốt từ vòng đấu bảng tới các vòng knock-out. Trong đó, đáng kể nhất là thất bại ở vòng bảng của Nhà ĐKVĐ Đức và thất bại của Brazil ở vòng tứ kết. Sau khi Selecao dừng bước, World Cup 2018 đã trở thành giải châu Âu thu nhỏ khi cả 4 đội bóng vào bán kết đều là đại diện của lục địa già.
Bán kết World Cup 2018.
Sự thành công của bóng đá châu Âu ở World Cup 2018 là điều dễ hiểu bởi ngoài dàn nhân sự chất lượng, họ còn thể hiện được sức mạnh của chiến thuật và sự toan tính. Trong quá khứ, đã có 4 kì World Cup châu Âu độc chiếm 4 suất bán kết và không phải ngẫu nhiên mà trong đó, Italia đã 3 lần lên ngôi (1934, 1982 và 2006).
Ở bán kết giải năm nay, Pháp và Anh được đánh giá nhỉnh hơn 1 chút so với 2 đối thủ của mình vì tương quan lực lượng. Nhưng như đã đề cập ở trên, tính chiến thuật đang thể hiện được sự hiệu quả nhất định ở World Cup 2018 nên các đội cửa trên được dự báo sẽ gặp khó khăn. Chưa kể, khi đã vào tới bán kết, mọi đội bóng đều không hề dễ chơi.
Bỉ từng thể hiện khả năng phòng ngự rất tệ ở trận gặp Nhật Bản ở vòng 1/8. Nhưng ở vòng tứ kết, khi HLV Martinez thay đổi (sử dụng Fellaini và đẩy De Bruyne lên hàng công), Quỷ đỏ đã chơi phòng ngự - phản công cực kì lợi hại. Chưa kể, chiến thắng trước ứng viên số 1 (Brazil) đã mang lại sự tự tin rất lớn cho đội quân của Martinez.
Trong khi đó, Pháp vượt qua Uruguay với nhiều yếu tố may mắn. Đầu tiên, phải kể tới việc Uruguay mất Cavani, người đã tỏa sáng với cú đúp vào lưới Bồ Đào Nha. Thứ hai, Les Bleus ghi được 2 bàn thắng nhưng một đến từ tình huống cố định và một xuất phát từ sai lầm của đối thủ. Nhiều chuyên gia cho rằng trong hành trình đến bán kết, đội quân của Deschamps vẫn chưa gặp phải đối thủ xứng tầm. Còn với Bỉ, họ đã thay đổi hoàn toàn sau màn chết hụt trước Nhật Bản. Chất xúc tác ấy có thể sẽ tạo ra sự khác biệt cho Quỷ đỏ trong hành trình còn lại.
Tỷ lệ bán kết World Cup 2018.
Ở cặp bán kết còn lại, ĐT Anh đã thể hiện được lối chơi nhiệt huyết, giàu sức mạnh và khát khao của đội hình trẻ. Nhưng bên cạnh đó, Tam sư vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa thể giải quyết mà quan trọng nhất là khả năng tận dụng cơ hội của hàng tấn công. Họ hoàn toàn có thể gặp khó khi chạm trán đối thủ có kinh nghiệm và đội hình đồng đều như Croatia.
Hai chiến thắng liên tiếp trước Đan Mạch và Nga trên loạt đấu súng cân não đã thể hiện được bản lĩnh thép của thầy trò Zlatko Dalic. Điều quan trọng hơn cả, họ đã xây dựng được một đấu pháp rất cân bằng giữa phòng ngự và tấn công. Nó giúp Croatia có thể thích ứng nhiều dạng đối thủ khác nhau.
Trong 12 cặp đấu đã qua ở vòng 1/8 và tứ kết, chỉ có 4 đội cửa trên thắng tỷ lệ châu Á trong 90 phút chính thức. Điều đó ít nhiều cho thấy sự chặt chẽ và toan tính ở các trận đấu loại trực tiếp. Vì vậy, ở vòng bán kết, Pháp và Anh dù được đánh giá cao hơn nhưng vẫn bị xem là lựa chọn rủi ro.