Liên quan đến vụ việc 2 bé trai bị trao nhầm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) 6 năm về trước đang gây xôn xao dư luận, nhiều người lo sợ mình có thể rơi vào tình huống này khi đi sinh con ở bệnh viện.
BS.Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội chia sẻ những cách để bố mẹ không bao giờ bị trao nhầm con ở bệnh viện.
BV Đa khoa Ba Vì, nơi xảy ra sự việc trao nhầm con 6 năm về trước.
1. Xem mặt con thật kỹ
Việc trao nhầm con thường ngay trong phòng sinh nên người mẹ sau khi sinh xong nên xem mặt bé thật kĩ. Mẹ nên để ý những đặc điểm nổi bật (vết bớt hay má núm hay giống 1 ai đó trong gia đình).
2. Để ý nhân viên y tế
Người mẹ nên để ý đến nhân viên y tế thường họ sẽ cho mẹ xem mặt con rồi mang bé ra vệ sinh, cân, quấn khăn cho đến khi bé về tay mẹ.
Tuy nhiên, có nhiều mẹ sau khi sinh yếu, mất sức thường ko để ý được các đặc điểm của con nên việc này quan trọng nhất vẫn là ở phía nhân viên y tế.
3. Con đi tắm, gia đình nên theo sát
Thường khi vào phòng sinh thì sản phụ không mang theo máy điện thoại để chụp ảnh con nên người mẹ khó có thể thực hiện việc này.
Việc trao nhầm sẽ sảy ra ở 2 trường hợp: Một là lúc nhân viên y tế trao con cho mẹ và cùng trở về phòng hậu sản hoặc có những bé yếu phải nằm lồng kính. Hai là lúc bé đi tắm cũng dễ bị trao nhầm con. Do đó, khi nhận con tại phòng đẻ có nhiều gia đình đã cẩn thận chụp hình con lại hoặc khi con đi tắm, cha mẹ nên theo sát.
4. Tìm hiểu kỹ bệnh viện
Sản phụ đi đẻ nên tìm hiểu cả các biện pháp an ninh tại viện. Nếu thấy an ninh bệnh viện tốt và an toàn thì nên sinh tại nơi đó.
Càng lớn, cháu Phùng Thanh H. (con trai của anh Sơn) càng không có đường nét ngoại hình nào giống bố mẹ khiến vợ chồng...