Chiến dịch giải cứu đội bóng thiếu niên bị mắc kẹt ở hang Tham Luang (Thái Lan) kéo dài gần một tháng với sự giúp sức của hơn 100 người đến từ gần 10 quốc gia đã thành công rực rỡ. Theo nhà chức trách xứ Chùa Vàng, đa phần các chi phí trên đều do chính phủ nước này đảm trách.
Với sự nguy hiểm của việc lặn trong hang ngập nước, đội cứu hộ Thái Lan phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia từ nước ngoài. Hơn 30 binh lính không quân Mỹ tham gia chiến dịch giải cứu đều được Nhà Trắng chỉ trả các chi phí phát sinh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Thái Lan còn tham gia hỗ trợ về việc đi lại và ăn uống.
Toàn bộ các thành viên của đội bóng sau hai tuần bị mắc kẹt trong hang.
Bên cạnh đó, hai hãng hàng không là Thai Airways và Bangkok Airways cũng cho một số thợ lặn nước ngoài bay miễn phí tới Thái Lan.
Nhiều HLV dạy lặn người nước ngoài đã tình nguyện đến hang Tham Luang để hỗ trợ cho đội tìm kiếm cứu nạn. Các vấn đề hậu cần của chiến dịch đều có hàng chục tình nguyện viên Thái Lan tham gia và họ đều không đòi hỏi bất kì chi phí nào.
Trong chiến dịch giải cứu này, cựu thành viên đội Đặc nhiệm SEAL Thái Lan - ông Samarn Kunan đã hy sinh một cách đáng tiếc. Tuy nhiên, gia đình ông Kunan không muốn bất cứ ai phải chịu trách nhiệm và khuyên các nạn nhân bị mắc kẹt không nên áy náy với sự mất mát đó.
Ở một diễn biến khác, HLV Ekkapol Janthawong - người chịu trách nhiên quản lí đội bóng thiếu niên nói trên đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ dư luận Thái Lan cũng như quốc tế khi đã dẫn 12 cậu bé này khám phá hang động nguy hiểm này.
Dù vậy, theo BBC, người Thái cơ bản không có "văn hóa đổ lỗi". Cha mẹ các em đều tha thứ cho HLV trẻ tuổi và biết ơn anh vì giúp các em trụ vững trong thời gian mắc kẹt trong hang.