- Từ khi còn hoạt động trong nhóm hài Youtube cho tới khi có cơ hội tham gia Táo quân khán giả thấy anh và Minh Tít như một cặp đôi ăn ý nhưng thời gian qua cả hai không có nhiều hoạt động chung. Điều này có phải do có sự rạn nứt giữa hai người?
- Chúng tôi không có sự rạn nứt nào cả. Trong bộ phim sắp ra mắt của tôi, Minh Tít vẫn xuất hiện với một vai phụ. Cá nhân anh ấy cũng ấp ủ seri phim mới nên Minh Tít không có nhiều thời gian để làm bộ phim này cùng tôi.
- Anh có thể chia sẻ một chút về dự án mới của mình?
- Tôi được khán giả biết đến từ nhân vật Thằng bán gà cũng là một nhân vật người dân tộc. Đây là vai diễn làm nên tên tuổi tôi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Sau đó, tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ khán giả làm phim về nhân vật này.
Tuy nhiên, bản thân Trung không muốn phụ thuộc quá nhiều vào một kiểu nhân vật nên muốn viết ra nhân vật A Lử. Đây cũng là một chàng trai dân tộc cũng mang trong mình sự lém lỉnh, bên cạnh đó về cấu tứ kịch bản cũng được viết chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, một mình tôi không thể ra một seri phim như thế này,
Vân giữ nguyên hình tượng chàng trai dân tộc Trung ruồi hy vọng sẽ ghi dấu ấn với tác phẩm đầu tay.
- Với lần đầu tiên ra mắt một sản phẩm cá nhân anh có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Với bộ phim này tôi vừa làm đạo diễn vừa làm diễn viên, biên kịch ở tiền kì tức là khi mình đã viết xong kịch bản rồi thì còn phải sơ duyệt rồi họp ekip rất nhiều. Khi ra hiện trường, vừa làm diễn viên chính vừa làm đạo diễn, độ bao quát đoàn phim sẽ giảm đi rất nhiều.
Chính vì vậy, cái duyên của nhân vật chính và độ bao quát cấu trúc phim cũng giảm đi một chút, đây là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, thời gian vừa qua tôi vẫn chưa tìm được người bạn đồng hành hiểu mình để làm đạo diễn cho bộ phim này. Mong rằng trong thời gian sắp tới sẽ tìm được một người chung ý tưởng và để cùng thực hiện.
Để thực hiện bộ phim sát với đời sống người dân tộc nhất, nam diễn viên cùng ê-kíp không ngại lên những vùng núi xa xôi.
- Tại sao anh lại kiêm nhiệm cả 3 vai trò then chốt vừa viết kịch bản, vừa làm đạo diễn, vừa làm nhân vật chính cho bộ phim “A Lử lên tỉnh”?
- Tôi và các anh em trong theo hài đều hâm mộ Saclo, Mr.Bean hay gần đây nhất là anh Châu Tinh Trì. Phong cách làm việc của các anh đều như vậy, đều tự viết kịch bản, tự làm diễn viên, tự đạo diễn. Khi làm nhiều vai trò như vậy sẽ thấy hiểu tác phẩm của mình hơn, chắc chắn triệt để hơn với dạng phim xoay quanh một nhân vật chính.
- Anh nhắc đến Mr.Bean khá nhiều có phải rất thần tượng Mr.Bean?
- Theo tôi, Mr.Bean không phải chỉ là thần tượng của riêng tôi mà còn là của rất nhiều người Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Mr.Bean là đĩa phim hài đầu tiên mà tôi được tiếp cận. Tuy nhiên, sau này khi biết đến Châu Tinh Trì tôi cảm giác mình hâm mộ Châu Tinh Trì hơn.
Văn hóa của Châu Tinh Trì lẫn cách làm phim của anh ta gần với phông văn hóa của người Việt hơn, dễ xem hơn. Nhưng dù là Mr.bean hay Châu Trình Trì hay là vua hài Saclơ thì theo Trung đã là một diễn viên hài hay đam mê diễn hài thì đều mong muốn đạt được đến đỉnh cao ấy.
- Trong “A Lử lên tỉnh” anh có định khai thác tiếng cười giống Mr Bean - Châu Tinh Trì và tránh xa tiếng cười cơ học?
- Khi bắt tay vào viết kịch bản tôi cũng tự đặt câu hỏi “Hài nhảm là như thế nào?” Chính nhờ câu hỏi đó mà khi đặt bút viết tác phẩm mới tôi đã cố gắng để đưa những yếu tố nhân văn vào. Tuy nhiên, để đạt đến đỉnh cao nghệ thuật thì chưa, bởi khi khán giả đã chọn xem những bộ phim trên mạng internet, thì họ phần lớn không hướng đến việc thưởng thức nghệ thuật mà thiên về giải trí.
Bên cạnh đó, tôi chỉ kế thừa chứ không copy Mr.Bean, kế thừa ở cốt truyện chỉ xoay quanh nhân vật A Lử. Tuy nhiên, Trung đã phát triển bộ phim là A Lử có một phe đối lập là cặp vợ chồng diễn viên Minh Tít ở trong phim. Ở tập đầu tiên cặp vợ chồng Minh Tít xuất hiện, và đây cũng là người truyền cảm hứng cho A Lử tin rằng xuống thành phố cậu sẽ kiếm được nhiều tiền để theo đuổi cuộc sống.
Từ đầu cho đến cuối bộ phim A Lử thỉnh thoảng lại gặp lại vợ chồng Minh Tít, ngoài ra còn rất nhiều nhân vật khác. Có một câu nói mà khi viết kịch bản Trung vẫn rất nhớ của nhà biên kịch nổi tiếng:
“Khi anh đưa khẩu súng vào vở kịch thì hãy bóp cò nó”, có nghĩa là nhân vật của mình không chỉ đến đó làm nhiệm vụ trong duy nhất một tập.