Dân Việt

Nóng trong ngày: Cặp đôi vừa 'mây mưa' vừa lái xe tốc độ 60 km/h

P.V tổng hợp 15/07/2018 07:48 GMT+7
Sự việc xảy ra trên một tuyến đường cao tốc ở gần thị trấn Hukou, Đài Loan, Trung Quốc mới đây. Một nhân chứng đã ghi lại được cảnh tượng đáng sợ này và chia sẻ lên mạng xã hội.

Cặp đôi bị bắt gặp vừa "mây mưa" vừa lái xe trên đường với tốc độ 60 km/h

Theo đoạn clip, một chiếc Ford Focus màu bạc đang chạy trên tuyến cao tốc với vận tốc khá nhanh. Trên chiếc xe có một người đàn ông và một người phụ nữ đang ngồi với tư thế khá "kỳ quặc". Trong khi người đàn ông đang lái xe thì người phụ nữ lại ngồi trên đùi anh ta và thể hiện những động tác, hành động vô cùng nhạy cảm.

img

Cặp đôi vừa "mây mưa" vừa lái xe trên đường cao tốc.

Điều đáng nói là, người phụ nữ ngồi trên đùi người đàn ông và gần như chiếm toàn bộ tầm nhìn của tay lái, nhưng chiếc xe vẫn di chuyển khá nhanh và không hề có dấu hiệu đi chậm lại.

Chiếc ô tô khi đó di chuyển với vận tốc khoảng 60 km/h, một vận tốc khá nhanh và có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân người lái xe cũng như những người tham gia giao thông khác bất cứ lúc nào.

Cục cảnh sát quốc gia Đài Loan cho biết, cặp đôi này có thể phải đối mặt với mức phạt 600 bảng Anh (hơn 18 triệu đồng) vì hành vi lái xe gây nguy hiểm cho người khác.

Tước bằng lái 2 tháng đối với tài xế 'giả điếc' cản đường xe cứu hỏa

Clip: Xe 7 chỗ giả điếc khi xe cứu hỏa bấm còi, bật đèn ưu tiên

img

Ngày 14.7, đại diện lãnh đạo UBND quận 12 (TP Hồ Chí Minh) cho biết cơ quan chức năng đã mời tài xế ô tô 7 chỗ BKS 51F-938.39 do ông Đồng Xuân Nguyên (42 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) đứng tên chủ sở hữu, sau khi cản đường xe cứu hỏa lên làm việc và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyên thừa nhận mình là người lái chiếc ô tô trên và đã có hành vi không nhường đường cho xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ.

Sau khi làm việc, công an quận 12 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên với số tiền 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế bị tước quyền xử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh xe cứu hỏa chạy trên đường Lê Văn Khương (quận 12) đang đi làm nhiệm vụ đã bật đèn ưu tiên và liên tục hú còi để các phương tiện nhường đường nhưng tài xế ô tô 7 chỗ BKS 51F-938.39 lưu thông phía trước “giả điếc” nhất quyết không chịu nhường đường.

Bức xúc trước cảnh xe ô tô không chịu nhường đường suốt 4 km, một chiến sĩ chữa cháy quận 12 ngồi trên xe cứu hỏa đã quay lại clip và đăng lên mạng.

Đại diện Phòng cảnh sát PCCC quận 12 cho biết, ngày 9.7, đơn vị nhận tin báo có vụ cháy tại một biệt thự ở huyện Hóc Môn nên điều động 6 xe cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến dập lửa.

Đến đoạn đường Lê Văn Khương, đoàn xe cứu hỏa gặp chiếc ôtô 7 chỗ BKS 51F-938.39 lưu thông phía trước. Tài xế ô tô 7 chỗ nhất quyết không chịu nhường đường mặc dù xe cứu hỏa liên tục hú còi ưu tiên. Sau khoảng 4 km, xe cứu hỏa vượt lên được chiếc ôtô 7 chỗ và chạy đi đến hiện trường dập tắt ngọn lửa ngay sau đó.

Việc đổi họ, tên cho 2 bé trai bị trao nhầm có gặp rắc rối?

Theo luật sư, 2 gia đình cần đến UBND huyện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Sau đó phải hủy giấy khai sinh cũ để làm lại giấy khai sinh mới cho các cháu.

Liên quan vụ nhầm con đẻ giữa hai gia đình anh Phùng Quang Sơn và chị Vũ Thị Hương do sơ suất của Bệnh viện đa khoa Ba Vì (Hà Nội) xảy ra 6 năm trước, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu bệnh viện phải giải quyết vụ việc này sớm và đảm bảo sự đồng thuận của hai gia đình bị trao nhầm con.

img

Bé trai vợ chồng anh Sơn đã nuôi 6 năm qua. Ảnh: Zing

Lãnh đạo Sở đề nghị các vấn đề liên quan cần giải quyết trước ngày 20/7. Đến nay, gia đình anh Sơn đã gửi đơn đến tòa án huyện Ba Vì để mong giải quyết sớm được nhận lại con. Trước mắt, 2 gia đình đề nghị bệnh viện hỗ trợ 300 triệu đồng.

Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc công ty luật Hoàng Sa) cho rằng thủ tục trao trả, tiếp nhận con đẻ một cách hợp pháp cần căn cứ vào Luật Hộ tịch năm 2014.

Theo đó, trước tiên, 2 gia đình phải có giấy chứng minh quan hệ huyết thống xét nghiệm từ bệnh viện hoặc cơ quan giám định có thẩm quyền.

Luật sư Giáp chia sẻ, trong vụ việc này, chị Hương đã ly hôn. Do đó, nếu giải quyết theo trình tự pháp luật, có thể căn cứ Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để tiến hành các thủ tục yêu cầu TAND Cấp cao tại Hà Nội tái thẩm vụ án, do có tình tiết mới đó là bỏ phần con chung trong quyết định ly hôn.

Ngoài ra, khi đăng ký lại khai sinh, con đẻ của chị Hương dựa trên giấy tờ chứng cứ huyết thống. Vì vậy, chị Hương có thể làm giấy khai sinh cho con mà không cần chồng cũ có mặt do giấy tờ chứng minh cha, con đã được chứng thực.

img

Cơ sở y tế nơi xảy ra vụ việc hi hữu 6 năm trước. Ảnh: CTV.

Khi có chứng nhận quan hệ huyết thống với con đẻ, bố mẹ 2 cháu bé đến UBND cấp xã hoặc cấp huyện nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu và giấy xác nhận quan hệ huyết thống để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Tiếp đó, phụ huynh phải hủy giấy khai sinh cũ để làm lại giấy khai sinh mới cho các cháu tại UBND xã sở tại. Để làm lại giấy khai sinh cho 2 cháu bé, cần có giấy chứng sinh thời điểm các cháu sinh ra.

Trường hợp không tìm được giấy chứng sinh, các thủ tục để làm lại giấy khai sinh mới sẽ phức tạp hơn. Khi đó, cha mẹ phải làm thủ tục đổi họ, tên cho 2 cháu. Việc này được thực hiện tại UBND huyện Ba Vì. Nếu cả 2 gia đình đạt sự đồng thuận hoán đổi thì chính quyền sẽ hướng dẫn cụ thể cho quá trình chuyển đổi các giấy tờ pháp lý.

Khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch 2014 quy định, khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trường hợp này, các con chưa thành niên thì người giám hộ - tức là bố mẹ đã nuôi các con từ bé phải cùng có mặt.