Trước vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang gây chấn động, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục cho thanh tra, rà soát lại điểm thi tại Lạng Sơn, Sơn La trước nghi vấn điểm thi bất thường.
Nhiều người đặt câu hỏi: Có nên thanh tra, rà soát lại tất cả các địa phương?
Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Về nguyên tắc với trách nhiệm cơ quan tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, dù không có biểu hiện bất thường thì Bộ GD-ĐT cũng phải tổ chức hậu kiểm, thanh tra xác suất một số địa phương xem khâu tổ chức, kết quả chấm thi liệu có phản ánh khách quan chính xác chất lượng của thí sinh hay không.Trong trường hợp địa phương nào có dấu hiệu vi phạm thì Bộ càng phải tập trung thanh tra sớm, làm kỹ hơn” .
Trường THPT chuyên Hà Giang, nơi có nhiều thí sinh có điểm thi cao bất thường.
Theo ông Thắng, thanh tra, rà soát và xét tuyển là hai khâu độc lập. Nếu hậu kiểm phát hiện sai phạm chỉ ảnh hưởng tới thí sinh tại địa phương, không ảnh hưởng tới mặt bằng xét tuyển ĐH chung của cả nước. Việc nộp hồ sơ xét tuyển cũng chỉ thể hiện nguyện vọng của thí sinh, nguyện vọng này chỉ trở thành hiện thực được chấp nhận khi thí sinh đó đạt điều kiện cần là tốt nghiệp THPT.
Sau gian lận thi cử ở Hà Giang và nghi vấn điểm thi bất thường tại các địa phương như Sơn La, Lạng Sơn, ông Thắng nhận định, quy trình tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đã bộ lộ hạn chế, kẽ hở.
“Sức ép từ kỳ thi quá lớn cũng là một phần nguyên nhân tạo ra chuyện “động trời” sửa điểm hàng trăm bài thi, làm thay đổi thang điểm của cả một địa phương. Nếu còn duy trì hình thức thi 2 trong 1 thì Bộ GD-ĐT phải rút kinh nghiệm để bịt kẽ hở ngay tại khâu tổ chức ở địa phương”, ông Thắng nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất, ngành giáo dục nên hướng dẫn, tổ chức thi phải cụ thể hơn nữa, để từng khâu phải có người chịu trách nhiệm,
Ngoài ra, phải có sự phối hợp giám sát của nhiều bộ phận và có sự kiểm tra của cơ quan quản lý; Tránh tình trạng một người có thể tác động vào nhiều khâu và làm sai lệch toàn bộ kết quả thi.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT nên phân cấp cho địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tốt nghiệp ở mức độ nhẹ nhàng mang tính chất sát hạch. Thậm chí hoàn toàn có thể có hình thức xét tốt nghiệp trên kết quả 3 năm học. Còn việc thi tuyền ĐH nên giao về các trường dưới định hướng chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT.
Sau vụ tiêu cực nâng điểm thi tại Hà Giang và thêm nghi vấn tại một số tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng, cần hoãn kỳ xét...