Dân Việt

Hà Nội: Hàng trăm trai làng vác cần câu ra đê "săn lộc" của lũ

Thành An 23/07/2018 20:19 GMT+7
Những ngày qua, do mưa kéo dài, nước sông Nứa, xã Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Nội) dâng cao, đây cũng là lúc cá ở các nơi đổ về theo dòng nước, mỗi ngày có hàng trăm người dân “vác” cần ngồi ở đê sông Nứa buông cần câu cá.

img

Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, dọc theo đê Nứa bắt đầu từ cầu Cốc hướng về xã Chi Nê (Chương Mỹ, Hà Nội) từng tốp “cần thủ” cắm cần câu cá.

img

Theo anh Tuấn (Tân Tiến, Thanh Bình), mỗi ngày từ sáng đến tối có hàng trăm người dân đến đây câu cá. Đông nhất vào buổi rạng sáng, lúc này cá cũng cắn câu nhiều hơn.

img

Những chiếc cần như giăng lưới đánh cá trên sông Nứa.

img

Tại đây, chủ yếu là những người dân xung quanh đến câu cá, trong đó, có những người chuyên nghiệp, có những người mới câu lần đầu.

img

“Nghe mọi người bảo sau mỗi lần nước sông lên cao, cá về nhiều nên tôi mang cần đến câu thử. Năm nay cá không lớn bằng năm ngoái nhưng cũng khiến anh em vui” – anh Cao Văn Phước (Tân Tiến, Thanh Bình) cho hay.

img

Mỗi người đều chọn cho mình một chỗ ven bờ đê sông Nứa để “phất cần”

img

Chăm chú dõi theo hướng cần câu…

img

Một người câu cá cho biết, ở đây mọi người thường câu “lăng xê”, một cần có 4-5 lưỡi câu nên dễ câu được cá hơn. Mồi câu cá thường là cám gạo, thịt, cám chim, giun… trộn lẫn với nhau.

img

Theo quan sát, những con cá câu lên thường là cá trôi, chép với nhiều trọng lượng khác nhau từ 3-4gr đến 2-4kg. Khi câu được cá, người câu đều phải dùng vợt vớt lên vì cá to quẫy khoẻ, dễ mất cá.

img

“Năm ngoái cá ở các ao ra nhiều nên câu được nhiều con 5-7 kg, nhưng năm nay cá nhỏ hơn. Đây cũng là dịp anh em thích câu cá vui. Cá câu được ít khi bán mà mang về nhà ăn, nếu nhiều thì cho họ hàng, hàng xóm” – anh Tuấn chia sẻ.

img

Một con cá nhỏ được người dân câu được dưới sông lên

img

Nhiều người dân địa phương hiếu kỳ, thích thú đến xem

img

Càng về chiều, càng đông người đến câu cá

img

Thấy nhiều người đến câu, người đàn ông này cũng bỏ tiền mua một chiếc cần câu rồi dẫn người cháu ra đê ngồi "học câu". Do chiếc cần mới, chưa biết sử dụng ông loay hoay mãi mới phất được cước ra xa với sự khoan khoái. "Tôi thấy vui là quan trọng nhất, ngày xưa lấy cành tre làm cần quấn cước, lưỡi câu là xong chứ đâu như bây giờ nhiều loại cần, loại mồi..." - ông nói.

img

Giây phút "nghỉ ngơi" đợi cá cắn câu của người dân.