Tài xế Yuan, 58 tuổi, là một nhân viên của công ty taxi Hải Bắc, Thượng Hải. Theo thông báo về kế hoạch kinh doanh thí điểm mới của công ty, ông đã thiết kế một quầy bán đồ tiện lợi ở ngay trong xe. Quầy hàng có thiết kế rất đơn giản, bao gồm các ngăn đựng đồ bằng nhựa, gắn ngay sau ghế ngồi. Mặt hàng bao gồm nhiều loại đồ ăn vặt, nước ngọt và một số nhu yếu phẩm cỡ nhỏ. Hành khách có thể mua hàng bằng cách quét mã QR.
Một quầy bán đồ tiện lợi trên xe taxi ở Trung Quốc
Ông Yuan tiết lộ, thu nhập hàng tháng của anh hiện nay khoảng 3-4.000 NDT (10-13,6 triệu VND). Nhờ kinh doanh thêm cửa hàng tiện lợi mini, ông kiếm thêm được 1/5 thu nhập. Số tiền này bằng tiền ăn trong một tháng của ông, điều mà các tài xế khác trong ngành vô cùng ngưỡng mộ.
Phóng viên báo Thepaper.cn sau khi liên hệ với Sở quản lý vận hành giao thông Thượng Hải cũng cho biết, hiện tại chưa có quy định rõ ràng nào về việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi trên xe taxi. Các cơ qua quản lý vẫn đang ở giai đoạn theo dõi. Hiện nay, đã có 200 xe taxi đang thí điểm mô hình kinh doanh mới mẻ này.
Cô Hoàng – một khách hàng từng sử dụng dịch vụ này cho biết: “Đây thật sự là một dịch vụ rất tiện lợi. Tuy không có quá nhiều mặt hàng nhưng việc mua sắm và ăn uống trên xe rất phù hợp với nhịp sống nhanh ở những thành phố lớn”. Đặc biệt, khách hàng theo dõi trang bán hàng Wechat của ông Yuan sẽ nhận ưu đãi mua hàng lần đầu với giá chỉ 0,1 NDT/sản phẩm (340 VND). Tài xế thường chỉ cần giới thiệu sơ qua về mặt hàng, cách thức thanh toán và để khách hàng tự do lựa chọn.
Ông Yuan đã làm trong ngành taxi hơn mười mấy năm nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ bán đồ ăn vặt trên xe. Cho tới tháng 3 năm nay, công ty ông hợp tác với hãng Wang Wang và chọn thí điểm mô hình kinh doanh đồ ăn vặt trên 80 chiếc xe. Ông Wang là 1 trong số 80 xe đầu tiên này.
Vào buổi sáng, nhiều khách hàng trẻ vội đi làm, không kịp ăn sáng đều rất hài lòng khi có thể mua đồ ăn trên xe của ông Yuan. Bên cạnh đó, trên xe có bán sẵn đồ uống, vô cùng thích hợp với thời tiết mùa hè nóng nực. Khi hàng hóa đã bán hết, ông chỉ việc mở cốp xe, lấy đồ tích trữ sẵn trong đó để bổ sung lên “quầy hàng”. Ngoài ra, ở Thượng Hải còn có rất nhiều địa điểm bổ sung hàng, chẳng hạn như cửa hàng tiện lợi ở một khu phố nhỏ hoặc một vài cửa hàng hoa quả.
Cốp xe được trưng dụng làm nơi tích trữ hàng hóa
Đương nhiên, mô hình này cũng có một số rủi ro tiềm ẩn. Chẳng hạn như chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng trong những ngày nắng nóng, hoặc có những khách hàng lấy đồ xuống xe mà không trả tiền. Tuy nhiên, điều may mắn là tài xế sẽ không phải chịu trách nhiệm khi mất mát hàng hóa. Theo ông Yuan cho biết, nếu bán được 15 đơn/ngày, tài xế còn nhận được 40 NDT (139.000 VND) tiền trợ cấp. Họ cũng nhận được 15% hoa hồng cho mỗi đơn hàng. Ngoài Thượng Hải, một số thành phố khác như Hàng Châu, Nam Kinh, Thâm Quyến cũng lần lượt xuất hiện dịch vụ này.
Bên cạnh mô hình bán đồ ăn vặt, một hãng taxi ở Thành Đô, Trung Quốc còn có thêm dịch vụ ghế mát xa trên xe. Giá của dịch vụ này dao động từ 3-8 NDT (10.000 – 27.000 VND) tùy thời gian sử dụng (5-20 phút). Khách hàng sẽ thanh toán bằng cách quét mã QR.
Dù có nằm mơ, chàng sinh viên trẻ cũng không thể ngờ phát minh này đã giúp anh thu về 2 triệu USD mỗi năm.