1. Con làm gì khi không có bạn bên cạnh?
Tùy vào độ tuổi, cách để biết con bạn đang làm gì cũng khác nhau. Ví dụ như khi con còn bé bạn sẽ hỏi qua ông bà, người thân ở nhà hoặc khi con học tiểu học thì hỏi qua thầy cô, còn nếu con lớn hơn thì có thể hỏi qua bạn bè, điện thoại. Ngày nay, có nhiều tiện ích và tiếp cận với công nghệ dễ dàng, trẻ có thể bị hư hỏng nếu như bạn không quan tâm đến con để biết được trẻ làm gì khi không có cha mẹ bên cạnh.
2. Con bạn không thể tự làm gì?
Trong cuộc sống, có nhiều việc vừa sức, con bạn có thể làm mà không cần đến sự giúp đỡ. Tuy nhiên, có những việc nhất định con không thể tự làm mà không có sự giám sát, hướng dẫn của người lớn. Do đó, bạn cần chắc chắn biết được những điều này để hỗ trợ con bất cứ khi nào trẻ cần.
3. Lĩnh vực con quan tâm là gì?
Cha mẹ có thể biết lĩnh vực mà con thích hoặc quan tâm bằng cách hỏi trẻ nhưng nếu quan sát kỹ cũng có thể nhận ra điều này. Bạn cần biết con thích điều gì để có thể đưa ra những điều hỗ trợ và nuôi dưỡng tài năng.
4. Con của bạn có che giấu điều gì không?
Đây là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn phải tìm hiểu. Sau khi con đi học về, bạn nên dành thời gian nói chuyện với con và hỏi về những điều diễn ra trong ngày. Đây cũng là cách thể hiện sự quan tâm của cha mẹ.
5. Con chơi với bạn bè như thế nào?
Nhiều phụ huynh nghĩ con có bạn là điều tốt, nên không quan tâm trẻ đang kết bạn cùng ai. Tuy nhiên, bạn cần biết bạn bè của con ở trường và những người bạn bên ngoài. Bởi, nếu con bạn giao du với những đứa trẻ hư hỏng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
6. Con giải quyết thất bại như thế nào?
Sai lầm không phải là chỉ dấu của sự kém cỏi, chúng là một phần trong cuộc sống. Sai lầm không có gì đáng xấu hổ mà nó cần thiết cho sự phát triển của con. Bạn phải cho con hiểu được điều này và để con thấy được cha mẹ chấp nhận những sai lầm, biết học hỏi từ sai lầm và sửa sai để không lặp lại. Ngoài ra, phụ huynh có thể chia sẻ những bài học mà bản thân đã rút ra được từ những sai lầm của chính mình.
7. Lý do khiến con tức giận?
Cha mẹ đôi khi không quan tâm đến biểu hiện tức giận của con nhưng đây là sai lầm. Bởi phụ huynh phải tìm hiểu nguyên nhân gì dẫn đến vấn đề này và cách giúp con giữ được bình tĩnh. Với mỗi đứa trẻ, phụ huynh sẽ có các cách khác nhau để xử trí khi con khóc, giận dữ. Một số đứa trẻ sẽ hết khóc chỉ bằng một lời nói của cha mẹ nhưng một số trẻ lại không nghe lời.
8. Con bạn ăn gì ở bên ngoài?
Phụ huynh phải nắm được thói quen ăn uống của con khi ở bên ngoài. Bởi vì, việc ăn uống có liên quan đến sức khỏe của con, trong khi sức khỏe là mối bận tâm của các bậc cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần nấu những món ăn bổ dưỡng cho con và hướng dẫn con chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe khi không ăn ở nhà.
9. Con có hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ?
Trẻ thường không chịu học bài, nếu như không có thói quen hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ. Cho nên, phụ huynh vẫn cần giám sát và chú ý đến việc con có hoàn thành bài tập không. Nếu như trẻ thường xuyên lười làm phải chấn chỉnh ngay để tránh ảnh hưởng đến kết quả lâu dài. Cha mẹ cần dạy cho trẻ thói quen hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày để có cơ hội đạt kết quả cao ở trường.
Có những câu nói khiến cho con cái thay đổi suy nghĩ, tính cách nhưng không phải cha mẹ nào cũng nói thường xuyên...