Dân Việt

Ả Rập Saudi bị vạch trần chuyện "bơm" vũ khí cho khủng bố

Tiểu Đào (Theo Sputnik News) 01/08/2018 19:35 GMT+7
Phóng viên Anh Robert Fisk đã phát hiện một lô vũ khí được chuyển giao cho lực lượng khủng bố tại Syria có nguồn gốc từ phương Tây. Cựu Đại sứ Anh tại Syria Peter Ford cũng có nhận định về thông tin này.

Theo Sputnik đưa tin, số vũ khí mà phóng viên Robert Fisk phát hiện được chuyển tới các quốc gia thân NATO tại Balkan rồi tới tay lực lượng phiến quân tại Syria. Các thùng đạn có "mã hiệu tuần tự, cho thấy những quả tên lửa xuyên giáp của phiến quân không phải được tuồn lậu một cách đơn lẻ vào Syria".

"Đây là hàng nhập theo lô, toàn bộ số vũ khí được chuyển tới bằng máy bay quân sự", phóng viên Fisk viết.

img

Thành viên nhóm thánh chiến Al-Nursa Front trong một cuộc diễu hành kêu gọi thành lập Nhà nước Hồi giáo Syria tại khu vực Bustan al-Qasr của Aleppo vào ngày 25.10.2013. Ảnh: Flickr/cooloud.

"Rõ ràng là các chính phủ phương Tây đã nhắm mắt làm ngơ trước sự thật hiển nhiên rằng: những vũ khí này đã vào tay khủng bố", cựu Đại sứ Anh tại Syria Peter Ford nói với MC John Kiriakou và Brian Becker của kênh radio Loud&Clear.

"Không thể nói chính phủ phương Tây không biết về việc này. Rõ ràng là họ biết. Cả thế giới còn biết là Ả Rập Saudi hỗ trợ vũ khí cho IS và các lực lượng thánh chiến khác tại Syria. Phương Tây đã ký các thỏa thuận vũ khí mang vỏ bọc là với Ả Rập Saudi nhưng số vũ khí nói trên lại không hề nằm trong kho vũ khí quân đội nước này một ngày nào", ông Ford nhận định.

"Đây là thất bại của giới phóng viên điều tra chính thống. Tôi không nghĩ rằng họ thực sự đã điều tra được bất kỳ cái gì", ông Ford chia sẻ. "Truyền thống và cả các đảng đối lập phương Tây về cơ bản là không hề có hứng thú điều tra việc này bởi họ chấp nhận quan điểm, định kiến chung về chính phủ Syria và nhắm mắt làm ngơ nhằm hỗ trợ, ở các mức độ công khai khác nhau, cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan".

img

Cơ sở chế tạo vũ khí hóa học của phiến quân được quân đội Syria tìm thấy tại Đông Ghouta. Ảnh: Muraselon.

Trong khi đó, sau khi giải phóng thành phố Douma, quân đội Syria cũng đã phát hiện một cơ sở vũ khí hóa học dã chiến của Jaish al-Islam - một tổ chức có liên hệ với nhóm khủng bố al-Qaeda.

"Rất nhiều hóa chất có nhãn mác 'Made in Ả Rập Saudi'", một nguồn tin quân đội Syria nói với Sputnik, đồng thời cho biết thêm rằng một cơ sở tương tự cũng đã được phát hiện tại miền Đông Ghouta.

Theo cựu Đại sứ Ford, những phát hiện nói trên đã đặt ra nghi vấn: Một, Ả Rập Saudi là "ống dẫn" vũ khí cho phiến quân Syria. Bản thân Riyadh đã là nguồn gốc cho chủ nghĩa thánh chiến cực đoan mang tư tưởng của chủ nghĩa Wahhabi.

Chủ nghĩa Wahhabi là một học thuyết Hồi giáo bắt nguồn từ Ảrập Xêút. Đây có thể xem là một trường phái cải cách trong Hồi giáo. Trường phái này cho rằng đạo Hồi, từ sau thế kỷ thứ ba theo lịch Hồi (tức là khoảng từ năm 960 Công lịch trở đi) đã phát triển nhiều hình thức sai lạc, cần phải được thanh lọc.

Theo học thuyết Wahhabi, Allah là vị Chúa trời, là đấng sáng tạo duy nhất mà con người phải dốc lòng và trực tiếp thờ phụng, không qua một trung gian nào (tượng, hình ảnh...) Do vậy, sự phô trương trong cách hành lễ và sống xa hoa là tội lỗi lớn, vì nó chứng tỏ tín đồ còn có những mối quan tâm khác ngoài Đức Allah. Xuất phát từ điều này, các thánh đường Hồi giáo Wahhabi đều được thiết kế đơn giản, không xây tháp, tín đồ ăn mặc xuyềnh xoàng và không được phép hút xì gà hay nhai hát sít.

Học thuyết này do Muhammad ibn Abd al-Wahab (1703 - 1791) đưa vào bán đảo Ảrập từ thế kỷ 18, còn người sáng lập ra nó có lẽ là một nhân vật khác, tên là Ibn Taymiyya. Ông này là người Thổ Nhĩ Kỳ, lập nên Wahhabi từ thế kỷ 12 (?), sau đó bị triều đình Thổ Nhĩ Kỳ kết tội và đã chết trong ngục.

Một điều lạ là chủ nghĩa Wahhabi bắt nguồn từ Ảrập Xêút và cũng được một số nước áp dụng, chẳng hạn Qatar, nhưng không ở đâu được thực hiện chặt chẽ như Afghanistan dưới thời Taliban. Vì trung thành một cách xơ cứng với quan điểm “không có Chúa trời nào khác, ngoài Đức Allah”, phái Taliban đã làm nhiều việc bị cộng đồng quốc tế lên án, như phá tượng Phật, phân biệt nặng nề đối với người không theo Hồi giáo, cấm ngặt mọi sự sao chép hình ảnh (truyền hình, phim ảnh…), đối xử hà khắc với phụ nữ .v.v. Để "làm trong sạch" đạo Hồi, họ sẵn sàng áp dụng những hình phạt tàn bạo với nhân dân trong nước và tiến hành thánh chiến với thế giới bên ngoài, không cần biết đến hậu quả xảy ra.

"Hai là, những vũ khí mà phiến quân và lực lượng cực đoan nhân từ phương Tây đều là những vũ khí mạnh, hiện đại mà điển hình là tên lửa chống tăng TOW. Những vũ khí này vào hồi năm 2015 đã khiến cho cục diện chiến trường Syria suýt bị xoay chuyển theo hướng không có lợi cho chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad", ông Ford cho hay.

"Đây có lẽ là lý do khiến cho người Nga buộc phải bước vào cuộc chiến và giải cứu Damascus".

ĐỌC THÊM: Nhà báo vạch trần thảm sát Mỹ Lai lên tiếng vụ cựu điệp viên Nga