Tại sao HLV Park Hang-seo không gọi 1 trung vệ như Tấn Sinh (Quảng Nam) mà lại chọn Minh Vương? Hàng thủ Olympic Việt Nam liệu có đủ vững vàng để ông thầy người Hàn Quốc dám “đặt cược”, dồn nhiều “tinh túy” cho hàng công hay không?
Tất cả sẽ được Dân Việt cùng các khách mời là bình luận viên Ngô Quang Tùng, Quả bóng vàng Việt Nam 2008 Dương Hồng Sơn – “người gác đền” trên hành trình cùng đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2008 lịch sử, cựu danh thủ Công an Hà Nội Hoàng Trung Phong cùng nhau trao đổi, lý giải, cung cấp cho độc giả một cách nhìn hợp lý nhất về những quyết định của HLV Park Hang-seo và năng lực của Olympic Việt Nam tại ASIAD 2018... |
Cách đây ít ngày, Ban tổ chức Asiad 2018 đã sắp xếp để Olympic Việt Nam tập lần lượt ở sân Sutasoma 1, Sutasoma 2 và STD Babik. Ba sân này đều cách nơi đóng quân của Olympic Việt Nam trên 45 km. Cộng với tình trạng tắc đường tại Indonesia, thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ tốn nhiều thời gian, dẫn tới mệt mỏi nếu di chuyển tập luyện theo đúng địa điểm được bố trí.
Buổi tập trên nền bê tông trong buổi sáng nay của ĐT Olympic Việt Nam. Ảnh: VNE.
HLV Park Hang-seo rất không hài lòng khi ĐT Olympic Việt Nam phải tập luyện trong điều kiện bất lợi. Ảnh: VNE.
Tại Asiad 2018, Olympic Việt Nam nằm ở bảng D. Đội sẽ lần lượt gặp Pakistan (14.8), Nepal (16.8) và Nhật Bản (20.8).
"Đội tuyển bóng đá nam Olympic tham dự ASIAD với vai trò hoàn toàn khác so với đầu năm tại Thường Châu, Trung Quốc. Lực lượng Oympic Việt Nam lần này tham dự là U23+3, nên có nhiều quốc gia mạnh tham dự World Cup, trình độ chuyên môn cao. Vậy nên chúng tôi chỉ đặt chỉ tiêu cho đội Olympic là đạt được thành tích tốt nhất, không đặt ra mục tiêu cụ thể gì vì có thể sẽ đánh giá không sát. Bóng đá Việt Nam so với châu lục còn nhiều hạn chế so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QuốcTrung Đông. Không thể nói là chúng ta vào đến chung kết vòng chung kết U23 châu Á là tại ASIAD sẽ phải vào bán kết hoặc hơn. Trong bóng đá không có logic, chỉ nên đặt mục tiêu để đội thi đấu tốt nhất. Còn với bóng đá nữ, trình độ của chúng ta so với châu lục còn thua kém nhiều nên chỉ giành mục tiêu là thi đấu qua vòng bảng, vào vòng trong đến đâu hay đến đó. Có thể nói, đặt mục tiêu cho bóng đá là rất khó, không nên dựa vào thành tích đã có".
HLV Jose Antonio Noguira của ĐT Olympic Pakistan thừa nhận là “cửa dưới” so với ĐT Olympic Việt Nam, trước trận ra quân môn bóng đá nam tại Asiad 2018: “Tôi đã xem băng hình các trận đấu của Olympic Việt Nam. Các bạn đang có một đội bóng mạnh ở lứa tuổi 23. Đội có sự gắn kết và định hình được một lối chơi cụ thể”, HLV Jose Antonio Noguira chia sẻ sau khi có mặt tại Indonesia. “Bên cạnh đó, HLV Park Hang-seo là một người giàu kinh nghiệm. Ông ấy đã có thời gian gắn bó đủ dài để hiểu các cầu thủ”.
Cuộc giao lưu trực tuyến với BLV Quang Tùng, cựu "Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Hơn và cựu danh thủ Hoàng Trung Phong bắt đầu.
Bạn Lê Thành An hỏi BLV Quang Tùng:
Với tư cách là một người từng nhiều năm làm BLV bóng đá, anh có nghĩ rằng việc VTV không mua bản quyền ASIAD 18, trong đó có các trận đấu thuộc môn bóng đá nam, sẽ khiến cho tình cảm mà NHM bóng đá Việt Nam dành cho ĐT Olympic Việt Nam giảm đi?
BLV Quang Tùng trả lời:
Xin cảm ơn độc giả đã gửi câu hỏi! Việc được xem truyền hình từ những giải đấu lớn như World Cup, Euro… tới các giải khu vực, châu lục có sự tham dự của các đội tuyển Việt Nam đều quá quen với khán giả Việt Nam.
Tôi nhớ SEA Games 1995, những trận đấu bóng đá nam đầu tiên chúng ta cũng không được xem trực tiếp đâu. Phải đến sau trận Việt Nam thắng Malaysia 2-0, mở ra cơ hội đi tiếp vào bán kết thì chúng ta mới được xem trực triếp trận quyết định thắng Indonesia 1-0.
Tôi vẫn nhớ, trận đó Hữu Đang đã ghi bàn thắng duy nhất giúp Việt Nam giành đủ 3 điểm. Còn Trần Công Minh lăn xả nhận nguyên một cú “kung-fu” của Tecuari (Indoensia).
Bạn Hoàng Anh đặt câu hỏi cho cựu danh thủ Hoàng Trung Phong:
Anh đã có kế hoạch xem các trận đấu tại ASIAD chưa?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trả lời:
Bản thân tôi rất bận công việc. Nhưng với tình yêu bóng đá sâu sắc, trong đó có nhiều em trong đội tuyển Olympic mà tôi cùng chơi, có sự chia sẻ về chuyên môn và động viên các em trước khi lên đường, dù không có điều kiện sang Indonesia, nhưng tôi sẽ tìm mọi cách có thể để xem được trận đấu có đội tuyển Olympic Việt Nam.
Bạn Hoàng Anh đặt câu hỏi tương tự dành cho "Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn:
"Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn trả lời:
Như mọi người đã biết, sau khi giã từ bóng đá, tôi chuyển sang công tác huấn luyện. Cũng bởi vậy, điều tôi quan tâm nhất hiện tại chính là bóng đá trẻ. Những gì mà đội tuyển U23 đã làm được tại Thường Châu vào đầu năm 2018 đã khiến dân tộc Việt Nam xích lại gần nhau, thắp lên ngọn lửa cho bóng đá trẻ. Chính bởi vậy, không có lí do gì mà chúng tôi và những người hâm mộ lại bỏ qua giải đấu này. Tôi sẽ dành thời gian để cùng mọi người cổ vũ các em qua màn ảnh nhỏ. Tôi hi vọng các em sẽ có một giải đấu thành công và đạt được những kì tích tuyệt vời như tại Thường Châu.
Bạn Lê Vĩnh Long đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Anh đánh giá gì về những thông tin chủ nhà Indonesia gây bất lợi cho Olympic Việt Nam về sân bãi?
BLV Quang Tùng trả lời:
Với những ngày đầu tiên đội tuyển của chúng ta tới ASIAD, đó là những thông tin không vui. Đáng ra chúng ta phải được tập ở sân chính. Nếu không được thì cũng phải được tập ở sân phụ đạt tiêu chuẩn tối thiểu để có cảm giác tốt cho trận ra quân gặp Olympic Pakistan.
Đằng này Olympic Việt Nam phải tập ở công viên, thậm chí… ngoài đường. Rõ ràng Ban tổ chức đã tỏ ra thiếu chuyên nghiệp. Tôi được biết là có tới 6 đội bóng, trong đó có Olympic Việt Nam sẽ chơi trên cùng một mặt sân thì đó là mật độ quá dày, không hợp lý.
Tôi nghĩ không chỉ Olympic Việt Nam đâu mà một số đội bóng cũng sẽ gặp khó khăn. Các cầu thủ không thể thoải mái trong điều kiện như vậy nhưng cũng phải cố gắng “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng” thôi.
Trận ra quân, theo đánh giá chung đối thủ Olympic Pakistan là đối thủ yếu nhất bảng. Và với tất cả những sự chuẩn bị của chúng ta, được thi đấu một giải giao hữu như vậy thì có đủ điều kiện để đáp ứng chuyên môn.
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trao đổi thêm về câu hỏi mà bạn Lê Vĩnh Long đặt ra cho BLV Quang Tùng:
Về điều kiện tập luyện khó khăn, theo tôi, chưa chắc đội tuyển Olympic Việt Nam đã chịu thiệt thòi. Khó thì khó chung, nhưng điều đó lại rất có thể tạo động lực cho các cầu thủ Olympic Việt Nam. Bóng đá không thể tránh được những khó khăn. Không nên trách nước chủ nhà gây áp lực. Là cầu thủ chuyên nghiệp thì cần chấp nhận bởi đó là một phần trong bóng đá. Vì nhiều hoàn cảnh khác nhau nên ta cần xác định để phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa.
Bạn Ngô Hải An đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Chúng ta sắp bước vào trận ra quân với Olympic Pakistan. Anh có thể đưa ra nhận định về đội hình tối ưu của ĐT Olympic Việt Nam tại ASIAD 18?
BLV Quang Tùng trả lời:
Tôi nghĩ không quá khó để đánh giá được. Thủ môn Tiến Dũng sẽ bắt chính. Phòng ngự có bộ ba trung vệ Tiến Dũng – Đình Trọng – Duy Mạnh. Hai cầu thủ chạy biên là Văn Hậu, Văn Thanh. Tuyến giữa Quang Hải, Xuân Trường theo tôi là chắc suất. Vấn đề là có sử dụng Hùng Dũng hay không? Tôi thiên về hướng HLV Park Hang-seo sẽ sử dụng cả 3 cầu thủ trên 23 tuổi trong đội hình xuất phát và Hùng Dũng sẽ được dùng.
Hàng tiền đạo theo tôi sẽ là Anh Đức – Văn Quyết. Phương án cơ bản có thể như này, nhưng còn nhiều thời điểm khác sẽ có sự thay đổi. Với bóng bổng, Anh Đức là phương án rất tốt. Phan Văn Đức, Công Phượng, Đức Chinh cũng là những phương án tốt khi cần “không chiến”.
Trong từng thời điểm, có thể Văn Quyết sẽ đá lùi xuống, Công Phượng đá bên cạnh Anh Đức.
Cần phải nói thêm rằng, trong bóng đá rất cần những “nét mới” và với nguyên đội hình U23 đã thành công hồi đầu năm, rất khó tạo nên sự đột biến. 3 cầu thủ trên U23 tuổi sẽ đóng vai trò quan trọng dìu dắt các đàn em, khiến đối thủ bất ngờ.
Theo tôi, ở vòng bảng, trước cả 3 đối thủ là Olympic Pakistan, Olympic Nepal, Olympic Nhật Bản, chúng ta đều phải chơi tấn công.
Theo điều lệ, sau vòng bảng, sẽ chọn 2 đội dẫn đầu mỗi bảng và 4 đội xếp thứ 3 xuất sắc. Nghĩa là cơ hội đi tiếp của chúng ta khá lớn, vấn đề là đi tiếp ở vị trí nào mà thôi.
Bạn đọc Hoahong16@... đặt câu hỏi cho cựu danh thủ Hoàng Trung Phong:
Sau giải tứ hùng trước thềm ASIAD 18, có nhiều ý kiến gây tranh cãi về việc HLV Park Hang-seo lựa chọn Văn Quyết dù cầu thủ này không chơi ấn tượng tại giải đấu nói trên. Nhưng cũng có ý kiến rằng, việc lựa chọn cầu thủ có kinh nghiệm là cần thiết. Anh đánh giá thế nào về sự có mặt của Văn Quyết tại Olympic Việt Nam ở ASIAD 18?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trả lời:
Tôi nghĩ không quá khó để đánh giá được. Thủ môn Tiến Dũng sẽ bắt chính. Phòng ngự có bộ ba trung vệ Tiến Dũng – Đình Trọng – Duy Mạnh. Hai cầu thủ chạy biên là Văn Hậu, Văn Thanh. Tuyến giữa Quang Hải, Xuân Trường theo tôi là chắc suất. Vấn đề là có sử dụng Hùng Dũng hay không? Tôi thiên về hướng HLV Park Hang-seo sẽ sử dụng cả 3 cầu thủ trên 23 tuổi trong đội hình xuất phát và Hùng Dũng sẽ được dùng.
Hàng tiền đạo theo tôi sẽ là Anh Đức – Văn Quyết. Phương án cơ bản có thể như này, nhưng còn nhiều thời điểm khác sẽ có sự thay đổi. Với bóng bổng, Anh Đức là phương án rất tốt. Phan Văn Đức, Công Phượng, Đức Chinh cũng là những phương án tốt khi cần “không chiến”.
Trong từng thời điểm, có thể Văn Quyết sẽ đá lùi xuống, Công Phượng đá bên cạnh Anh Đức.
Cần phải nói thêm rằng, trong bóng đá rất cần những “nét mới” và với nguyên đội hình U23 đã thành công hồi đầu năm, rất khó tạo nên sự đột biến. 3 cầu thủ trên U23 tuổi sẽ đóng vai trò quan trọng dìu dắt các đàn em, khiến đối thủ bất ngờ.
Theo tôi, ở vòng bảng, trước cả 3 đối thủ là Olympic Pakistan, Olympic Nepal, Olympic Nhật Bản, chúng ta đều phải chơi tấn công.
Theo điều lệ, sau vòng bảng, sẽ chọn 2 đội dẫn đầu mỗi bảng và 4 đội xếp thứ 3 xuất sắc. Nghĩa là cơ hội đi tiếp của chúng ta khá lớn, vấn đề là đi tiếp ở vị trí nào mà thôi.
Bạn đọc Bích Hạnh đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Dư luận bàn cãi nhiều về quyết định gọi Văn Quyết của HLV Park Hang-seo. Vậy anh nghĩ gì?
BLV Quang Tùng trả lời:
Chúng ta không thể dựa vào vài tình huống, vài trận đấu để nhận định, đánh giá được. Chọn ai thì đều có tính toán của ban huấn luyện. Cá nhân tôi cảm nhận rất rõ về Văn Quyết.
Người ta nhìn vào đôi khi tưởng Văn Quyết làm chậm nhịp độ trận đấu. Nhưng trong bóng đá, không phải cứ nhanh mới là hay mà cần có nhịp điệu. Trên sân, bên cạnh sự hăng hái, phấn khởi của tất cả anh em, cần có người gắn kết, biết “gọi” các đồng đội và có “độ lạnh” cần thiết. Tôi nghĩ Văn Quyết là người đáp ứng được và cậu ta là sự bổ sung tốt.
Nhìn vào thành tích của Hà Nội FC chúng ta thấy rất rõ điều này khi trong đội hình luôn có sự kế cận. Bên cạnh các cầu thủ trẻ tài năng, luôn có “đàn anh” dìu dắt. Tôi nghĩ phải 2-3 năm nữa ở Việt Nam mới có đội đá ngang ngửa và có được sự ổn định cao như Hà Nội FC.
Bạn đọc Trần Hoàng Vỹ đặt câu hỏi cho "Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn:
Theo anh, HLV Park Hang-seo có mạo hiểm không khi đặt niềm tin vào thủ môn Bùi Tiến Dũng – một người suốt thời gian qua thường ngồi trên ghế dự bị ở FLC Thanh Hóa?
"Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn trả lời:
Lần này, ông Park Hang-seo đã triệu tập 3 thủ môn trong danh sách cầu thủ tham dự giải Tứ hùng, bao gồm Đặng Văn Lâm, Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Văn Hoàng.
Thủ môn Đặng Văn Lâm đã chứng minh khả năng của mình ở cấp đội tuyển cũng như câu lạc bộ, cậu ấy chơi rất tốt và ổn định, khiến người hâm mộ yên tâm. Trong khi đó, thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng đã thể hiện bản lĩnh tại giải U23 Châu Á tại Thường Châu, trở thành người hùng trong khung gỗ của đội tuyển Việt Nam. Lựa chọn ai trong 2 cầu thủ này nằm trong những tính toán chiến thuật của huấn luyện viên trưởng.
Việc lọt sâu vào giải U23 Châu Á tại Thường Châu đã khiến nhiều đội bóng đã bắt bài được các phương án tấn công của đội tuyển Olympic Việt Nam. Chính bởi vậy, ông Park Hang-seo cần có những tính toán mới về chiến thuật khi gặp các đối thủ sắp tới. Điều này khiến HLV trưởng ưu tiên lựa chọn các cầu thủ ở hàng công hơn là tại hàng thủ.
Tôi cho rằng, Bùi Tiến Dũng là một lựa chọn rất yên tâm. Tôi đã từng theo dõi Bùi Tiến Dũng qua những giải đấu trẻ như U19, U23. Không chỉ có lợi thế về thể hình, Bùi Tiến Dũng còn có khả năng ra vào tốt, hợp lý và chắc chắn. Việc ông Park Hang-seo gọi Văn Lâm vào đội tuyển trước ngày đi Indonesia cũng đã phần nào tạo ra tính cạnh tranh, khiến Bùi Tiến Dũng cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong những ngày qua.
Bạn Ngoclong45@... đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Anh có đánh giá như thế nào về các đối thủ của ĐT Olympic Việt Nam tại vòng bảng, đặc biệt là ĐT Olympic Nhật Bản khi có thông tin cho rằng họ chỉ mang sang Indonesia đội hình U21?
BLV Quang Tùng trả lời:
Chúng ta hiểu bóng đá Nhật Bản dự lứa U21 tới ASIAD là mục tiêu lâu dài chứ không phải họ không đánh giá cao Á vận hội.
Từ đầu năm nay, họ đã đưa lứa U21 đưa ra dự vòng chung kết U23 châu Á. Đương nhiên mục tiêu của họ là hướng tới Olympic 2020 khi họ là chủ nhà. Olympic Nhật Bản đã lọt được vào tốp 4 rồi và chắc chắn họ muốn tranh chấp huy chương khi Thế vận hội được tổ chức trên sân nhà, thậm chí là HCV.
Cần nhớ, đến cả Brazil tới Olympic 2016 mới có thể giành HCV Olympic. Nếu Nhật Bản làm được điều đó năm 2020 thì thật là một kỳ tích lịch sử có ý nghĩa không chỉ với Nhật Bản và cả châu Á.
Với những gì thể hiện ở giải U23 châu Á 2018 (Trung Quốc), lứa U21 Nhật Bản cho thấy họ còn non và cần tích lũy nhiều hơn. Và ASIAD 2018 chính là nơi họ tích lũy.
Bạn độc Phạm Minh Hồng đặt câu hỏi cho "Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn:
Trong thời gian tập luyện, một cầu thủ có thể hình rất tốt là Thành Chung (Hà Nội FC) gặp chấn thương, HLV Park Hang-seo đã gọi bổ sung 1 tiền vệ là Minh Vương, thay vì một cầu thủ phòng ngự nào khác như Tấn Sinh (Quảng Nam) chẳng hạn, anh có thể chia sẻ quan điểm của mình?
"Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn trả lời:
Tôi cho rằng, trong bóng đá, điều quan trọng không phải ít hay nhiều, mà quan trọng là chất lượng. Những chiến thuật của HLV Park Hang-seo cần sử dụng những con người như vậy và ông ấy đã chọn ra 7 gương mặt mà ông tin tưởng. 7 cầu thủ này đã chứng minh khả năng của họ từ cấp Câu lạc bộ tới cấp đội tuyển.
Về Thành Chung, cậu ấy là một trung vệ có chiều cao, chơi bóng thông minh. Tuy vậy, tại Câu lạc bộ Hà Nội cũng như ở đội tuyển Olympic Việt Nam, Thành Chung đều chưa đá ở vị trí chính thức. Việc có Thành Chung hay không có Thành Chung không ảnh hưởng quá nhiều tới chiến thuật của đội tuyển trong mùa giải sắp tới. Tôi nghĩ là điều này ban huấn luyện cũng đã có sự tính toán từ trước.
Bạn đọc Nguyễn Vũ đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Anh có thể đánh giá về cơ hội của Olympic Việt Nam khi vượt qua vòng bảng?
BLV Quang Tùng trả lời:
Với điều lệ tại ASIAD, trong 6 bảng đấu, ngoài 2 đội dẫn đầu mỗi bảng còn có 4 đội xếp thứ 3 xuất sắc nhất và cách xếp nhánh đấu cho thấy không thể nói trước điều gì.
Nếu chúng ta nhất bảng D thì sẽ gặp các đội xếp thứ 3 bảng B, E, F. Đó đều là những đối thủ không dễ dàng.
Ví dụ ở bảng B có Thái Lan, Uzbekistan, Qatar, Bangladesh. Cứ coi Bangladesh là yếu nhất đi, thì các đối thủ còn lại, đội nào xếp thứ 3 cũng khó cho Olympic Việt Nam.
Uzbekistan thì tất cả đã biết rồi, ngoài trận chung kết U23 châu Á thắng chúng ta, giải giao hữu vừa qua, dù không phải có lực lượng mạnh nhất, không sắc sảo nhưng họ rất khỏe, phá lối chơi của chúng ta.
Còn Thái Lan thì từ xưa tới nay, chưa bao giờ chúng ta dễ chơi cả. SEA Games 2017 vừa qua, họ thắng chúng ta 3-0 đó thôi. Qatar – một đội bóng Tây Á cũng không hề đơn giản.
Tương tự, ở bảng E có Hàn Quốc, UAE, Bahrain, Malaysia.., Bảng F có CHDCND Triều Tiên, Iran, Saudi Arabia…
Nói chung là rất khó dự đoán. Hy vọng ở tình huống nào chúng ta cũng có đối sách hợp lý. HLV Park Hang-seo đã xác định cho các cầu thủ lối chơi tấn công ở vòng bảng. Nhưng chúng ta đã có “nền” phòng ngự qua giải đấu ở Thường Châu (Trung Quốc). Biết đâu khi ở ASIAD trong những thời điểm cụ thể, “bổn cũ sẽ soạn lại”.
Theo tôi, lối chơi nào cũng nhằm mục đích quan trọng hướng tới chiến thắng.
Một câu hỏi nữa mà bạn độc giả Ngoc_Oc_68 đặt cho BLV Quang Tùng:
Anh đánh giá thế nào về việc HLV Park Hang-seo gọi tiền vệ Thành Chung lên thế chỗ Minh Vương cũng như lối chơi biên khá biến hóa của Olympic Việt Nam hiện tại?
BLV Quang Tùng trả lời:
HLV Park Hang-seo thích những cầu thủ có khả năng giữ bóng như Minh Vương và cần bổ sung, làm dày tuyến giữa. Theo tôi, đó là lý do ông quyết định gọi Minh Vương thế chỗ trung vệ Thành Chung.
Xu hướng ngày xưa các cầu thủ thường ôm biên nhiều hơn, xuống thật sâu rồi lật. Thế hệ sau này của các em trưởng thành về thể lực, có các đồng đội có lối chơi đa dạng nên có nhiều phương án khác nhau, thay vì lật, có thể phối hợp vào trong để tạo nên bất ngờ.
Tôi cũng đánh giá rất cao Văn Hậu, một cầu thủ có nhiều ưu điểm và có khả năng tạo đột biến trong từng thời điểm cụ thể.
Bạn đọc Hồ Nghĩa Dũng đặt câu hỏi cho cựu danh thủ Hoàng Trung Phong:
Anh theo dõi Olympic Việt Nam thi đấu nhiều trận đấu, có nhiều người anh coi như đàn em than thiết. Anh thích lối chơi của cầu thủ nào nhất trong lứa cầu thủ này? Theo anh đánh giá, ai là nhân tố bí ẩn có thể toả sáng?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trả lời:
Theo tôi, tại vòng chung kết châu Á U23, chúng ta có Quang Hải, Xuân Trường, Công Phượng… đã chơi tốt. Nhưng để nhận định một cầu thủ có thể phát triển mạnh mẽ, tôi thấy Văn Hậu của Hà Nội là tốt nhất. Cầu thủ này mới 19 tuổi, có chiều cao rất lý tưởng và lối chơi thông minh, hiện đại.
Cậu ta đá hậu vệ biên, nhưng không chỉ bám biên thuần tuý mà rất lắt léo và đa dạng. Tôi đánh giá rất cao Văn Hậu của Olympic Việt Nam.
Tại ASIAD, theo tôi, đội hình và chiến thuật nào cũng mang tính xác suất, nhưng nói về nhân tố thì phải nói hàng công. Đội hình chính có thể tạo đột biến, nhưng khi đang gặp khó khăn, theo tôi Văn Đức và Văn toàn có thể tạo được sự khác biệt. Khi gặp bất lợi, đây là hai cầu thủ đủ sức tạo đột biến nhờ sự khôn khéo, tốc độ, nói dễ hiểu hơn là “già giơ”. Cũng như giải U23 châu Á hay Cúp Vinaphone, các cầu thủ này tạo ra được bất ngờ rất lớn khi họ có mặt trên sân.
Khi Thành Chung chấn thương, HLV Park Hang-seo thay thế bằng Minh Vương bởi Văn Hậu có thể đá cả trung vệ lẫn hậu vệ biên. Vì thế, HLV Park Hang-seo mới thay thế một tiền vệ vào vị trí một trung vệ vì khi cần thiết, Văn Hậu có thể chơi trung vệ.
Bạn đọc wan_huy@... đặt câu hỏi cho "Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn:
Thưa anh Dương Hồng Sơn, vị trí thủ môn ở thời đại các anh và thời điểm hiện tại có những đặc điểm gì khác biệt?
"Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn trả lời:
Thời chúng tôi, thủ môn chơi chân khéo rất ít ỏi, hạn chế. Trong khi đó, ở bóng đá hiện đại, thủ môn chơi như một hậu vệ. Thủ môn là người xuất phát bóng, chuyền bóng cho hậu vệ, tiền vệ, phát động một đợt tấn công. Thủ môn dùng chân tốt sẽ giúp các cầu thủ tuyến trên có thể dễ dàng triển khai bóng, tạo ra nhiều tình huống nguy hiểm cho đội bóng.
Bạn đọc Dương Văn Hưởng đặt câu hỏi cho cựu danh thủ Hoàng Trung Phong:
Anh theo dõi Olympic Việt Nam thi đấu nhiều trận đấu, có nhiều người anh coi như đàn em than thiết. Anh thích lối chơi của cầu thủ nào nhất trong lứa cầu thủ này? Theo anh đánh giá, ai là nhân tố bí ẩn có thể toả sáng?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trả lời:
Theo tôi, tại vòng chung kết châu Á U23, chúng ta có Quang Hải, Xuân Trường, Công Phượng… đã chơi tốt. Nhưng để nhận định một cầu thủ có thể phát triển mạnh mẽ, tôi thấy Văn Hậu của Hà Nội là tốt nhất. Cầu thủ này mới 19 tuổi, có chiều cao rất lý tưởng và lối chơi thông minh, hiện đại.
Cậu ta đá hậu vệ biên, nhưng không chỉ bám biên thuần tuý mà rất lắt léo và đa dạng. Tôi đánh giá rất cao Văn Hậu của Olympic Việt Nam.
Tại ASIAD, theo tôi, đội hình và chiến thuật nào cũng mang tính xác suất, nhưng nói về nhân tố thì phải nói hàng công. Đội hình chính có thể tạo đột biến, nhưng khi đang gặp khó khăn, theo tôi Văn Đức và Văn toàn có thể tạo được sự khác biệt. Khi gặp bất lợi, đây là hai cầu thủ đủ sức tạo đột biến nhờ sự khôn khéo, tốc độ, nói dễ hiểu hơn là “già giơ”. Cũng như giải U23 châu Á hay Cúp Vinaphone, các cầu thủ này tạo ra được bất ngờ rất lớn khi họ có mặt trên sân.
Khi Thành Chung chấn thương, HLV Park Hang-seo thay thế bằng Minh Vương bởi Văn Hậu có thể đá cả trung vệ lẫn hậu vệ biên. Vì thế, HLV Park Hang-seo mới thay thế một tiền vệ vào vị trí một trung vệ vì khi cần thiết, Văn Hậu có thể chơi trung vệ.
Bạn đọc Phạm Xuân Vinh đặt câu hỏi cho cựu danh thủ Hoàng Trung Phong:
Đội tuyển Olympic Nhật Bản tham dự ASIAD 18 với thành phần nòng cốt gồm các cầu thủ U21. Tại sao Olympic Việt Nam không thể hướng tới mục tiêu xa như vậy? Liệu đó có phải sự khác biệt trong công tác đào tạo trẻ, xác định mục tiêu đường dài của nền bóng đá Việt Nam so với nền bóng đá phát triển như Nhật Bản?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong trả lời:
Đó không phải vấn đề. Bóng đá Việt Nam thực tế còn thua bóng đá Nhật Bản về nhiều mặt. Ta cần phải biết mình và xây dựng cụ thể từng bước một. Nếu ở vị trí của ta chỉ nhìn theo Nhật Bản thì không thể sánh bằng.
Mỗi nền bóng đá đều có thể trạng khác nhau. Người Việt Nam thể hình chưa tốt nên cần mời HLV phù hợp. Nhật Bản đưa lứa U21 đến dự ASIAD 18 là họ đã xác định cả những mục tiêu tiếp theo. Nhưng Việt Nam thì phải phấn đấu từng mục tiêu. Ta cố gắng học hỏi theo những nền bóng đá phát triển, nhưng cần có lộ trình và thời gian.
Bạn đọc Vu_81@... đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Tại vòng chung kết U23 châu Á, U23 Việt Nam đã có điều kiện được chơi phòng ngự-phản công trước các đối thủ được đánh giá “cửa trên”. Nhưng tại ASIAD, HLV Park Hang-seo đã bày tỏ lo ngại khi phải tìm cách đối phó với những đối thủ chủ động chơi phòng ngự như Pakistan, Nepal. Anh nghĩ trong thời gian tập trung khoảng 20 ngày có đủ để giúp thầy trò HLV Park Hang-seo giải quyết vấn đề này và những đối thủ tại giải giao hữu vừa qua có thật sự hữu ích?
BLV Quang Tùng trả lời:
Với quãng thời gian chuẩn bị khoảng 3 tuần với những cầu thủ đang chơi ở V.League với phong độ cao thì tôi nghĩ không có gì phải quá lo lắng về chuyên môn.
Nhìn trận đấu với U23 Uzbekistan ở trận đấu cuối giải giao hữu quốc tế Vinaphone vừa qua, chắc hẳn HLV Park Hang-seo đã nhìn thấy đối thủ có thể phá lối chơi của chúng ta bằng thể lực.
Tại vòng bảng ASIAD, khi họ không hơn ta về kỹ thuật, chiến thuật thì họ sẽ dùng thể lực thôi.
Điều tôi lo ngại là khi cần tấn công trực diện, các mảng miếng của chúng ta chưa thật nhuyễn.
Olympic Việt Nam tấn công nhiều ở 2 biên, đặc biệt ở biên phải của Văn Thanh. Cậu ta cũng là người rất thích lên tham gia tấn công và đương nhiên “hở lưng” để người ta tấn công. Khi Văn Hậu lên công thì cũng vậy.
Để bù lại, chỉ có cách tiền vệ trung tâm phải nghiêng sang biên nhiều hơn để hỗ trợ, hoặc các trung vệ cũng phải chủ động hơn để di chuyển ra. Tôi nhận thấy cự ly, tốc độ phản ứng vừa qua chúng ta trước những tình huống như trên tại giải giao hữu vừa qua chưa phù hợp.
Chắc chắn HLV Park Hang-seo cũng đã rút kinh nghiệm với các cầu thủ rồi nhưng tôi vẫn cảm thấy lo lắng.
Điều quan trọng là khi tấn công phải có mảng miếng nhuyễn, hiệu quả hơn. Khi chúng ta giải quyết được sớm thì thế trận sẽ dễ hơn. Nếu bế tắc tới cuối trận khi gặp các đội bóng yếu sẽ rất mệt.
Bạn đọc Thành Quang đặt câu hỏi cho BLV Quang Tùng:
Anh đánh giá ra sao về công tác đào tạo trẻ của Việt Nam so với Thái Lan?
BLV Quang Tùng trả lời:
Với Thái Lan, tôi đánh giá, mặt bằng, chân đế của họ tốt hơn Việt Nam. Nền tảng của Thái Lan cũng là bóng đá phong trào thôi nhưng bóng đá học đường họ tốt, tổ chức nhiều giải đấu, các đội tuyển trẻ được thành lập thường xuyên. Họ có nhiều sự lựa chọn, sự ganh đua ngay từ lứa trẻ.
Với bóng đá Việt Nam, mọi người, mọi nhà đều chơi bóng đá. Bóng đá sân 7 phát triển rất tốt nhưng chưa thực sự hướng theo sự phát triển bóng đá đỉnh cao. Việc chúng ta không chơi một cách định hướng, nề nếp thì sẽ rất khó định hướng sau này.
Với các CLB ở Việt Nam, các CLB chuyên nghiệp cũng đã đầu tư làm bóng đá trẻ nhưng chưa đều đặn. Chỉ có một số “lò” như HAGL, PVF, Viettel, SLNA, Hà Nội FC… Khi có nhiều “lò”, Học viện đào tạo trẻ có bản sắc, giải vô địch quốc gia tốt… chúng ta sẽ hướng tới những tầm cao hơn.
Vào thời điểm này, lứa U23 hiện nay đang là những nhân tố chúng ta phải đầu tư.
Bạn đọc Tô Ngọc An đặt câu hỏi cho cả 3 khách mời:
Đội tuyển nào là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm HCV ASIAD 18?
Cựu danh thủ Hoàng Trung Phong nhận định:
Tôi không có dự đoán cụ thể nào về đội sẽ đăng quang. Điều tôi chờ đợi và hy vọng nhất là đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ tiến càng xa càng tốt.
"Quả bóng vàng 2008" Dương Hồng Sơn đưa ra nhận định:
Trong giải Asiad sắp diễn ra, tôi đánh giá cao đội tuyển Uzbekistan. Họ đã thể hiện khả năng của họ ở Thường Châu cả về chiến thuật, cả về con người. Tôi nghĩ họ sẽ là một ứng cử viên nặng kí cho tấm huy chương vàng bộ môn Bóng đá tại giải đấu này.
BLV Quang Tùng đưa ra nhận định:
Ở lứa tuổi Olympic, các đội bóng hàng đầu châu Á chúng ta có thể điểm ra rồi. Cá nhân tôi đánh giá cao Hàn Quốc. Ngoài lứa U23 rất tài năng, họ còn có sự bổ sung của Son Heung-min, cầu thủ đang chơi bóng ở giài Ngoại hạng Anh trong màu áo Tottenham.Một chi tiết nữa cần nhắc tới là nếu hoàn thành chỉ tiêu giành HCV ASIAD, các tuyển thủ Hàn Quốc sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự để phát triển sự nghiệp.Với những lý do đó, Hàn Quốc sẽ là ứng viên nặng ký cho ngôi vô địch ASIAD 2018.
Danh sách 20 cầu thủ Olympic Việt Nam dự ASIAD 2018: Thủ môn: Bùi Tiến Dũng (FLC.TH), Nguyễn Văn Hoàng (Sài Gòn FC) Hậu vệ: Đỗ Duy Mạnh, Trần Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, Phạm Đức Huy, Vũ Văn Thanh, Phạm Xuân Mạnh (SLNA), Bùi Tiến Dũng (Viettel), Trịnh Văn Lợi (Hải Phòng) Tiền vệ: Trần Minh Vương (HAGL) Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội), Lương Xuân Trường (HAGL), Phan Văn Đức (SLNA )Tiền đạo: Nguyễn Anh Đức (B.BD), Hà Đức Chinh (SHB.ĐN), Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn (HAGL). |