Apple được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976, bởi Steve Jobs và Steve Wozniak ở Los Altos, California.
Có một người đồng sáng lập thứ ba ít được nhắc đến là Ronald Wayne. Jobs đã nhờ Wayne tham gia đội ngũ để hướng dẫn kinh doanh cho mình và Wozniak còn non kinh nghiệm. Nhưng Wayne đã rời khỏi công ty trước khi nó được chính thức hợp nhất và kiếm được 800 USD cho cổ phiếu của mình trong công ty.. Wayne chính là người phác thảo logo Apple đầu tiên bằng tay.
"Văn phòng" đầu tiên của Apple là nhà để xe của cha mẹ Jobs.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, một bo mạch chủ với một bộ vi xử lý và bộ nhớ. Khách hàng phải tự mua bàn phím và màn hình riêng của họ. Nó được bán với 666,66 USD.
Trong khi đó, Jobs đảm nhận phần việc kinh doanh, chủ yếu là đi gặp mặt và thuyết phục các nhà đầu tư về thị trường máy tính cá nhân tiềm năng. Cuối cùng, Mike Markkula (phải), người đã đầu tư 250.000 USD và đến làm việc cho Apple với tư cách là nhân viên thứ 3 tại công ty.
Apple chính thức hợp nhất vào năm 1977. Dưới sự hướng dẫn của Markkula, Michael Scott được đưa vào ghế chủ tịch và là CEO đầu tiên của công ty với suy nghĩ Jobs còn quá trẻ để điều hành Apple. Năm 1977 cũng chứng kiến sự ra đời của Apple II, máy tính cá nhân được thiết kế bởi Wozniak
Đến năm 1978, Apple có một văn phòng thực sự, với một đội ngũ nhân viên và một dây chuyền sản xuất Apple II. Đây cũng là khoảng thời gian một số nhân viên của Apple sớm mệt mỏi vì tiếp xúc thường xuyên với người sếp nổi tiếng khó khăn là Jobs.
Phòng thí nghiệm Xerox PARC nổi tiếng toàn thế giới về những thành tựu công nghệ bao gồm máy in laser, chuột máy tính và mạng ethernet. Năm 1979, các kỹ sư của Apple đã được phép đến thăm cơ sở của PARC trong vòng ba ngày, và đổi lấy Xerox PARC được lựa chọn mua 100.000 cổ phiếu của Apple với giá 10 USD một cổ phiếu.
Năm 1980, Apple cho ra mắt Apple III, một sản phẩm được cho là cạnh tranh với mối đe dọa ngày càng tăng từ IBM và Microsoft
Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của máy tính là giao diện đồ họa (GUI), giống như loại chúng ta đang sử dụng cho đến ngày nay. Jobs nỗ lực nâng cấp cho máy tính Lisa - thế hệ tiếp theo của Apple với giao diện đồ họa. Lisa được phát hành vào năm 1983 nhưng chịu doanh số bán hàng thảm hại do quá đắt và không có đủ phần mềm hỗ trợ.
Jobs tiếp tục kết thúc dự án thứ hai là Macintosh Apple, dòng máy tính thân thiện nhất cho đến thời điểm đó. Nó trở nên phổ biến với các chuyên gia thiết kế đồ họa (mặc dù nó có màu đen và trắng). Nhưng giá cả vẫn rất tốn kém.
Khoảng thời gian ra mắt máy Macintosh, Apple có một CEO mới là John Sculley (phải). Sculley từng là CEO trẻ nhất của Pepsi, nhưng Jobs đã thuyết phục Sculley đến Apple chỉ với câu nói: "Bạn có muốn bán nước uống có đường suốt phần đời còn lại không? Hay bạn muốn đi cùng tôi và thay đổi thế giới?"
Năm 1984 là giai đoạn căng thẳng giữa Jobs và Bill Gates bắt đầu tăng cao. Ban đầu, Microsoft tham gia việc tạo ra phần mềm cho Macintosh. Nhưng kế hoạch này thất bại vào năm 1983 khi Microsoft tiết lộ rằng mình cũng đang làm việc trên một giao diện tương tự có tên là Windows. Chiếc máy Macintosh có doanh thu cao, nhưng không đủ để phá vỡ sự thống trị của IBM. Điều này dẫn đến rất nhiều sự mâu thuẫn giữa Jobs - người đứng đầu nhóm Macintosh thích làm mọi thứ theo cách riêng của mình - và Sculley, người muốn giám sát chặt chẽ hơn về các sản phẩm trong tương lai sau thảm họa Lisa và sự thất vọng về Macintosh.
Năm 1985, Jobs cố gắng thay quyền Sculley nhưng ban giám đốc lại loại bỏ Jobs khỏi vị trí quản lý của mình. Jobs giận dữ bỏ đi và thành lập NeXT, một công ty máy tính tạo ra các máy trạm cao cấp, nơi ông có toàn quyền kiểm soát. Wozniak cũng rời khỏi Apple cùng thời điểm năm 1985, cho rằng công ty đang đi sai hướng.
obs đi, Sculley có toàn quyền tại Apple. Ban đầu, mọi thứ dường như tuyệt vời khi Apple giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991. Apple thâm nhập vào rất nhiều thị trường mới, nhưng không sản phẩm nào thực sự phát triển. Cú thất bại thảm hại nhất của Apple là 'Newton MessagePad 93, là đứa con tinh thần của Sculley. Nó được bán với giá quá đắt 700 USD và còn ít công dụng trong việc ghi chú và theo dõi các địa chỉ liên lạc của bạn.
Nhưng sai lầm lớn nhất của Sculley là dành rất nhiều tiền mặt của Apple vào bộ vi xử lý mới của IBM / Motorola PowerPC mặc cho bộ vi xử lý đang do Intel thống trị. Hầu hết các phần mềm được viết cho bộ vi xử lý Intel bởi sản phẩm có giá rẻ. Cùng lúc, ảnh hưởng của Microsoft không ngừng gia tăng với Windows 3.0.
Giữa những thất bại về PowerPC, hội đồng quản trị Apple đã sa thải Sculley và thay thế bởi Michael Spindler, một người nước ngoài người Đức đã làm việc với Apple từ năm 1980. Tuy nhiên, vận may của Apple chưa đến khi Windows ngày một phổ biến. Sau đó, Gil Amelio được đề cử làm CEO vào năm 1996. Dưới triều đại của ông, cổ phiếu của Apple đạt mức thấp nhất trong 12 năm (chủ yếu là do Steve Jobs đã bán 1,5 triệu cổ phiếu Apple trong một giao dịch). Amelio quyết định mua NeXT Computer của Jobs với giá 429 triệu USD và đưa Jobs trở lại Apple.
Vào ngày 4/7/1997, Jobs thuyết phục ban quản trị của Apple để ông làm CEO tạm thời. Amelio từ chức một tuần sau đó. Năm 1997 cũng là sự ra đời của chiến dịch quảng cáo "Think Different" nổi tiếng của Apple nhằm tôn vinh các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhạc sĩ nổi tiếng. Dưới sự lãnh đạo của Jobs, công ty đã hợp tác tốt đẹp với Microsoft và nhận đầu tư 150 triệu USD từ đối thủ. Nhưng chiến thắng lớn nhất của Apple - và được cho là cả thế giới công nghệ nói chung chính là sự ra đời của iPhone năm 2007.
Tốc độ tăng trưởng của Apple thực sự nhảy vọt nhờ sự ra mắt của iPhone thế hệ đầu tiên. Năm 2008, Jobs thiết kế cửa hàng ứng dụng cho iPhone. Năm 2010 chiếc máy tính bảng có tên iPad được ra đời. iPhone đã thay đổi thế giới và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Năm 2016, Apple vượt qua một mốc quan trọng khác khi bán ra 1 tỷ chiếc iPhone.
Phần còn lại của câu chuyện chính là cột mốc lịch sử kỷ lục 1000 tỷ USD Apple đạt được sau nhiều năm kế thừa giá trị của Steve Jobs và nhờ tầm nhìn lãnh đạo tuyệt vời của người thay thế ông, CEO Tim Cook.