Dân Việt

Phơi bày chiêu mặc hàng hiệu của con nhà giàu Việt: 1 người mua, 5 người ké!

Mộc 21/08/2018 14:55 GMT+7
Sony Lê khẳng định ở Việt Nam Hypebeast số lượng đếm trên đầu ngón tay.

img

Fashionsto Sony Lê

Rick Kids - là một nhóm người nhỏ tuổi hơn trong cộng đồng Hypebeast? Trước đó, cần hiểu định nghĩa của cụm từ này, "Hypebeast định nghĩa là những người đam mê món đồ thương hiệu limited edition. Còn Rick Kids là chỉ hội con nhà giàu dùng những món đồ từ các thương hiệu đắt tiền bậc nhất như LV, Gucci, Balenciaga, Saint Laurent... Còn những món đồ của hypebeast không phải giá cao vì là hàng sang trọng mà nó giá cao do săn - kiếm những mặt hàng số lượng giới hạn. Qua "chợ đen" giá của những món đồ đó được đẩy lên cao hơn. Tùy số lượng mỗi món, ví dụ: 10 đôi yeezy V2 thì sẽ có 2- 3 loại màu limited" - Fashionsto Sony Lê - Một người sưu tầm đồ hiệu hiện sinh sống tại Úc nói lên sự khác biệt của Rick Kids và Hypebeast.

Bên cạnh đó và cũng là điều quan trọng nhất, Hypebeast bắt nguồn từ văn hóa Hiphop, từ giới underground. 

Tuy nhiên ranh giới giữa Rick Kids và Hypebeast những năm gần đây đã không còn phân biệt rõ rệt. Bởi, để làm mới về các sản phẩm thời trang nhằm tăng lợi nhuận danh thu, kích cầu thị trường thì bắt buộc những thương hiệu phải có nhiều chiến thuật mới. Và giải pháp được coi là mở ra con đường sống cho rất nhiều "ông lớn" thời trang là kết hợp đồ Luxury với Hype, mà dân thời trang hay dùng từ ngữ chuyên dụng là "collab". Sự thành công của trào lưu kết hợp được ví như "một mũi tên trúng 2 đích".

img

Cụ thể hơn, vào năm 2017, thương hiệu Louis Vuitton đã collab với Supreme, tạo nên những bộ sưu tập thời trang độc đáo, khiến các tín đồ "thèm khát" được sở hữu. Cũng từ đây, người ta tìm được nhiều tay chơi hàng hiệu độc đáo, sẵn sàng chi hàng triệu đô la để có trọn bộ sưu tập. 

Fashionisto Sony Lê nói thêm: "Dù là Rick Kids hay Hypebeast thì cũng có chính - tà. Những người chơi đồ hiệu chân chính lại có những người mua được 1 món đồ hiệu đắt giá thì chia sẻ cho cả hội, dù chỉ là khoác lên người 1 lần, chụp tấm hình sống ảo. Vậy mới biết, 1 người giàu 5 người hưởng ké".

Anh nói thêm, những người bán lại hay gọi cách khác là môi giới, trung gian lấy lợi nhuận, lấy đồ khách đặt mặc thử chụp hình sống ảo, tăng lượt theo dõi lại được gắn mác dân sành điệu, brand ra đồ mới nào cũng có đầu tiên. 

Tiếp câu chuyện collab giữa Louis Vuitton và Supreme, vì những món đồ giới hạn khó kiếm, nếu muốn có phải nhờ "thợ săn" tìm kiếm hoặc bằng cách nào đó mà họ có được. Cứ như thế, một chiếc áo được mặc đi mặc lại từ người này tới người kia. Hơn ai hết, Hypebeast hay cả Rick Kids đều muốn có được những món đồ thời trang mới ra mắt, cách bán lại đồ cũ để có tiền quay vòng mua đồ mới cũng là chuyện hiển nhiên.

img

Sony Lê khẳng định ở Việt Nam Hypebeast số lượng đếm trên đầu ngón tay.

Mua 16 đôi giày hiệu, Bảo Thy đích thực là thành viên ” Hội con nhà giàu Việt Nam”

Nhân dịp sinh nhật tuổi 30, Bảo Thy mạnh tay chi tiền mua đồ hiệu tự tặng bản thân khiến người hâm mộ bất ngờ.