Tôi mong được tư vấn trong trường hợp này. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Điều 32 Luật Cư trú 2006 quy định về khai báo tạm vắng như sau:
1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
4. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.
Theo quy định trên, bạn thuộc đối tượng phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú. Đồng thời Điều 22 Thông tư 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định: Người khai báo tạm vắng thuộc khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó. Người khai báo tạm vắng theo khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú thì thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định.
Như vậy, bạn cần đến công an xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng. Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân, trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá hai ngày làm việc.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Quốc Bảo.