Dân Việt

Mùa đông - kẻ thù của bệnh vẩy nến

18/12/2011 06:56 GMT+7
Dân Việt - Thời tiết lạnh và khô hanh của mùa đông khiến cho các vùng da bị bệnh vẩy nến ngứa ngáy, bong tróc nhiều hơn. Uống nhiều nước, thoa kem giữ ẩm là giải pháp hạn chế bệnh.

Tôi bị một số vết ngứa ở đầu, tay và chân. Các nốt tròn, đỏ và bong tróc rất nhiều da chết. Tôi có mua một số thuốc về bôi thì chỉ đỡ một thời gian rồi lại bị lại. Đặc biệt là mùa đông rất ngứa, rát, các vết thương còn chảy máu. Bệnh vẩy nến có chữa trị được không? Vào mùa đông tôi cần làm gì để bệnh đỡ phát tác nặng? Những người bán thuốc nói tôi bị bệnh vẩy nến. Tôi bị bệnh vẩy nến đã nhiều năm. Bác sĩ cũng đã kê đơn thuốc bôi nhưng bệnh không đỡ. Đặc biệt cứ đến mùa đông là ngứa ngáy khó chịu. (Mai Văn Hòa, Hà Nam)

img
 

Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.

 - Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

 - Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.

 - Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

 - Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định

 - Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

 - Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

 - Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

 - Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với vẩy nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.

Điều trị bệnh vảy nến phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da tổn thương, các thuốc bệnh nhân đã sử dụng...