Bộn bề lo lắng
Năm học cũ trôi qua với một “cú sốc” cho cả xã hội là vụ bê bối chạy điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Cho tới thời điểm hiện tại, điểm số thật sự của những thí sinh được sửa điểm tại Sơn La và Hòa Bình vẫn chưa được trả lại nguyên trạng. Điều này dẫn tới tâm lý bất an cho các thí sinh khác, đặc biệt nhiều trường an ninh, quân đội có số lượng thủ khoa tới từ Hòa Bình, Sơn La cao bất thường.
Không chỉ tiêu cực thi cử, trước thềm năm học mới, nhiều trường học cũng lo ngay ngáy vì tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ. Theo thống kê của Bộ GDĐT, đến tháng 8 cả nước thiếu gần 76.000 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định.
Vụ bê bối chạy điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình dẫn tới tâm lý bất an cho các thí sinh (ảnh minh họa). internet
Trong khi đó, tại nhiều thành phố lớn, tình trạng thiếu trường lớp bị quá tải do sĩ số đông đang trở thành vấn đề nóng. Mặc dù Bộ GDĐT quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh, nhưng ở nhiều trường học của Hà Nội, hiện con số này cao hơn rất nhiều, ở bậc tiểu học có lớp lên tới gần 70 em. Thậm chí trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hà Nội) còn phải cho các lớp học luân phiên mới đủ chỗ ngồi. Mỗi lớp sẽ học 4 ngày một tuần, mỗi buổi học sẽ tăng thêm thời lượng 30 phút.
Ngoài những nỗi lo về chuyện thiếu trường, lớp, đây cũng là thời điểm, phụ huynh “bối rối” với những khoản thu theo hình thức tự nguyện, mà “không đóng không được” của nhà trường. Ví dụ như tiền sổ liên lạc điện tử, mua điều hòa, máy tính… Tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu cấp cũng vừa làm “nóng” nhiều diễn đàn phụ huynh học sinh trước khai giảng năm học mới ít ngày. Nhiều phụ huynh đã phải chạy đôn chạy đáo khắp các hiệu sách nhặt từng cuốn cho đủ bộ sách giáo khoa. Nguyên nhân được chỉ ra là do số lượng học sinh vào lớp 1 năm nay tăng đột biến cộng với thông tin Bộ GDĐT đã có dự kiến về việc thay đổi sách giáo khoa vào năm sau nên NXB Giáo dục không dám in số lượng lớn.
Nhìn thẳng hạn chế để khắc phục
Tại hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục được tổ
9 nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục - Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục. - Sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên. - Định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông. - Xây dựng các định dạng đề thi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. - Giao mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm cho trường đại học. - Thúc đẩy hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. - Giải quyết dứt điểm thiếu nhà vệ sinh và nước sạch ở trường học. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. |
chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, yếu kém của ngành giáo dục trong năm vừa qua.
Trong đó, Bộ trưởng chỉ ra những hạn chế cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc như bạo lực học đường, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, lạm thu đầu năm học, việc đổi mới sách giáo khoa cũng chưa đi đúng được tiến độ đề ra ban đầu...
Đặc biệt về những sự cố gian lận thi cử xảy ra ở một số địa phương gây bức xúc dư luận thời gian qua, Bộ trưởng nhận trách nhiệm và chỉ ra một số thiếu sót như: Phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GDĐT đối với các địa phương đã được tăng cường hơn nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát…
Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết sẽ lắng nghe với tinh thần cầu thị mọi ý kiến từ các địa phương, lãnh đạo trường đại học, chuyên gia nêu giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém kể trên.
“Phải chăng năm học này chúng ta cần mạnh dạn, quyết liệt thực hiện đổi mới về cơ chế quản lý, từ Trung ương đến địa phương, đến tất cả các cơ sở giáo dục. Tự chủ không phải chỉ ở ban giám hiệu, hiệu trưởng, mà tự chủ phải được ngấm vào từng cán bộ công nhân viên. Muốn làm được điều này phải tạo ra cơ chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết Bộ GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để giải quyết việc thiếu giáo viên, tính toán để đảm bảo số lượng giáo việc cho các địa phương theo định biên, quy định của ngành, từ đó tránh việc thừa thiếu cục bộ. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. “Bộ cũng hy vọng Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm phê duyệt đề án này nhằm góp phần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp học” – Bộ trưởng Bộ GDĐT chia sẻ.