Dân Việt

10 công nghệ thay đổi chiến tranh tương lai

18/12/2011 06:45 GMT+7
(Dân Việt) - DARPA - Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng tiên tiến của quân đội Mỹ hiện đang tài trợ nghiên cứu cho 10 công nghệ quân sự vượt trội nhất thế giới, được xem là có thể thay đổi bộ mặt chiến tranh trong tương lai.

1. Tổ hợp trực thăng Disc-Rotor

Tổ hợp này là sản phẩm của sự hợp tác giữa DARPA và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing, có hình dáng kết hợp giữa máy bay trực thăng và máy bay thông thường. Chiếc máy bay "lai" này được hy vọng sẽ chuyển đổi qua lại một cách nhanh chóng giữa hai kiểu dáng nhằm đáp ứng mọi điều kiện địa hình bay.

img
Công nghệ chiếc xe bay .

Disc-Rotor được thiết kế với các cánh quạt mở rộng từ một đĩa trung tâm, giúp cho nó cất cánh và hạ cánh như máy bay trực thăng. Tuy nhiên, những cánh quạt cũng có thể rút lại vào đĩa và cho phép Disc-Rotor giống như một máy bay với động cơ bên dưới mỗi cánh.

2. Chương trình ChemBots

Công ty Công nghệ iRobot hiện đang bắt tay với DARPA nghiên cứu Chương trình "ChemBots", mục đích là để xây dựng một mẫu robot cử động linh hoạt, mềm mại, có thể làm biến dạng cơ thể của chúng để di chuyển qua các lỗ hở nhỏ hơn chúng (ví dụ như khe bên dưới cửa ra vào) để thực hiện các nhiệm vụ bí mật.

IRobot có 6 chân được sử dụng một dạng vật liệu tiên tiến có những đặc tính của cả hai chất rắn và chất lỏng, để tạo ra một robot linh hoạt có thể thu thập dữ liệu.

Theo dự án của DARPA, iRobot đã phát triển một robot mang tên "Throwable" cho binh lính và sẽ có mặt từ năm 2012. Robot này có thể thâm nhập những địa hình chật hẹp như hầm và mương rãnh.

3. Chim kền kền

Dự án Chim kền kền của DARPA đang phát triển công nghệ cho phép thiết bị bay có khả năng lơ lửng trên trời trong hơn 5 năm, thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu tình báo, giám sát và thông tin liên lạc. Trên thực tế, dự án này tập trung phát triển máy bay không người lái nhưng có phương thức hoạt động như vệ tinh.

Tập đoàn Boeing một lần nữa là cơ quan nghiên cứu dự án này. Theo đó, thiết bị sải cánh 120m sẽ hoạt động nhờ năng lượng mặt trời, được thiết kế để hoạt động ở độ cao trên 18.000m. Boeing hy vọng nó sẽ thực hiện chuyến bay trình diễn đầu tiên trong năm 2014.

4. Phương tiện bay Falcon HTV-2

Mục tiêu tối thượng của dự án là chế tạo phương tiện bay Falcon ứng dụng công nghệ siêu thanh thế hệ 2 (HTV-2), có thể bay tới bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng hơn một giờ và chịu được nhiệt độ vượt quá 1.925 độ C.

DARPA đã sản xuất và bay thử nghiệm thiết bị bay không người lái HTV-2, trang bị hệ thống tên lửa đẩy đạt tốc độ tới Mach 20 (gần 20.000 km/giờ).

Ở tốc độ đó, một chuyến bay giữa thành phố New York-Los Angeles sẽ chỉ mất dưới 12 phút. Tốc độ này sẽ biến HTV-2 thành một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường, tấn công chớp nhoáng khiến đối phương không kịp phòng bị.

5. Robot đà điểu

Đây là một dự án chung giữa DARPA và 2 công ty công nghệ khác. Dự án sẽ chế tạo một robot hai chân có thể mô phỏng những bước chạy nước rút của con người. Vận tốc tối đa của robot này có thể ngang bằng với tốc độ của một vận động viên Olympic chạy 400m (hơn 30km/giờ).

Robot được lấy cảm hứng từ hình dáng của con đà điểu, do nó là động vật hai chân chạy nhanh nhất thế giới. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch chế tạo và thử nghiệm một robot thực sự trong năm 2012.

6. Phượng hoàng

Các vệ tinh thông tin liên lạc cách Trái Đất khoảng 30.000km. Khi hỏng hóc thì người ta phải đưa một vệ tinh khác lên thay thế dù cho các vệ tinh bị hỏng vẫn còn nhiều linh kiện có giá trị sử dụng cao, chẳng hạn như ăng-ten và các mảng năng lượng mặt trời. Chương trình Phoenix ra đời nhằm cố gắng tìm cách để tái sử dụng các thành phần có giá trị từ bị vệ tinh hỏng, tái chế rác không gian.

DARPA đã tài trợ để chế tạo các vệ tinh nhỏ gọn, tự động kết nối vào các vệ tinh hỏng và sử dụng những linh kiện còn tốt để hoạt động. Nói cách khác, thay vì phóng lên một vệ tinh mới với chi phí đắt đỏ, các vệ tinh nhỏ này sẽ là bộ óc và sử dụng "tay, chân" còn tốt của vệ tinh hỏng để hoạt động.

7. Máy bay Shrike

DARPA đã tài trợ cho Công ty AeroVironment phát triển dự án chế tạo máy bay Shrike đủ nhỏ để đút vừa ba lô của binh sĩ. Shrike là một máy bay không người lái cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Dự kiến sử dụng trong khảo sát quân sự, Shrike có 4 cánh quạt và được trang bị với một máy ảnh độ phân giải cao truyền video thời gian thực. Nó có thể bay tại chỗ trong 40 phút và cũng có thể hạ cánh ở một vị trí nào đó và truyền tải video trong vài giờ.

8. Kẻ biến hình

Chương trình biến hình (Transformer) nhằm mục đích chế tạo một chiếc xe bay không người lái trên chiến trường. Chiếc xe có thể chở 4 người, cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, bay hàng trăm km chỉ với một bình nhiên liệu. Sanjiv Singh, Giáo sư nghiên cứu về robot cho biết: "Trong điều kiện thực tế, chiếc xe sẽ tự bay, nhận thức môi trường của nó và có thể tự động phản ứng với những gì nó nhận thức được".

9. Hệ thống cảnh báo đe dọa

Đây là thiết bị cho phép bộ phận chỉ huy sử dụng những "mắt thần" xác định các mối đe dọa từ một khoảng cách dài và sau đó thông báo mức độ nguy hiểm tới người lính. Thiết bị giống như một ống nhòm to, có góc quang học rộng và hình ảnh kỹ thuật số, nhưng độ thông minh của thiết bị này là nó theo dõi các phần tiềm thức trong não của một người lính để phát hiện một mối đe dọa từ trước khi người lính kịp nhận thức được mối đe dọa đó.

10. Chim ruồi Nano Air (NAV)

Nano Air Vehicle (NAV) chương trình là phát triển một chiếc thiết bị bay không khí nhỏ, siêu nhẹ cho nhiệm vụ quân sự được tiến hành trong và ngoài thực địa. Chương trình đã chế tạo một nguyên mẫu robot hoàn chỉnh bắt chước hình dáng con chim ruồi, với nhịp vỗ cánh cực nhanh cho phép nó bay tại chỗ hoặc di chuyển.