Chuyển giới- cuộc đại phẫu đầy nguy hiểm
Dù đã được Dự án Luật chuyển đổi giới tính thông qua, nhằm bảo đảm quyền được sống đúng với giới tính của mình cho những người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, bởi những vướng mắc về mặt dư luận xã hội khiến họ không dám công khai, sống khắc nghiệt với hàng loạt rào cản như sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không kiếm được việc việc làm cũng như sợ các rủi ro về sức khỏe, pháp lý và khó khăn về mặt tài chính.
Phẫu thuật chuyển giới, người trong cuộc phải đối mặt với nguy cơ tổn hại sức khỏe, khả năng tài chính và cả dư luận xã hội. (ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ người chuyển giới chiếm khoảng 0,3% - 0,5% dân số thế giới. Riêng tại Việt Nam, hiện có gần 300.000 người mong muốn chuyển giới.
Đáng chú ý, hầu hết những người có mong muốn chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện vẫn phải ra nước ngoài phẫu thuật hoặc phẫu thuật tại các cơ sở chui. Việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có thể gây ra những nguy hiểm lớn về sức khỏe, tâm lý và đặc biệt là những khó khăn về tài chính cũng như các thủ tục pháp lý, giấy tờ…
Chi phí đắt đỏ, vì theo con số ước tính mỗi ca phẫu thuật chuyển giới từ đơn giản đến phức có mức chi phí từ vài chục triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Trong đó, với nhóm người chuyển từ nữ sang nam (FTM) sẽ đắt hơn chuyển từ nam sang nữ (MTF). Chưa kể, người chuyển giới còn phải gắn bó với các loại thuốc hỗ trợ như hormone suốt đời, vì nó chính là “sự sống” duy trì cơ thể trong hình hài mới. Nên nói chính xác, phẫu thuật chuyển giới chỉ thực sự dành cho những kẻ có tiền.
Lâm Chi Khanh từng mệt mỏi tiết lộ: "Bác sĩ dặn dò tôi thêm nhiều điều rồi tiêm hormone cho tôi. Một khi đã quyết định tiêm hormone nữ vào cơ thể thì tôi phải tiêm liên tục bởi nếu ngừng tiêm, những nét nữ tính sẽ dần biến mất, hình hài đàn ông sẽ quay lại. Đó là điều đáng sợ nhất đối với những người như tôi. Tôi tiêm hormone mỗi tuần một lần, lần nào cũng có cảm giác choáng và muốn ngất, sức khỏe yếu dần, các vùng cơ bắp mềm lại, ria mép tôi bắt đầu rụng hết. Nhiều lúc quá mệt vì những liều hormone, tôi chỉ muốn buông xuôi tất cả. Song, khát khao làm phụ nữ lại thôi thúc tôi dấn bước trên hành trình sống đúng với giới tính của mình".
Lâm Chi Khanh là một trong những người chuyển giới thành công nhất ở Việt Nam.
Chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận rủi ro
Ngoài áp lực và sức nặng về chi phí thì việc phẫu thuật giới tính cũng được xem là “con dao 2 lưỡi” đối với sức khỏe của người chuyển giới. Vì cuộc chạy đua với giới tính thật thông thường phải trải qua từ 25-30 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, việc cắt bỏ vĩnh viễn những bộ phận cơ thể như: buồng trứng, tử cung, ngực, may đóng lỗ tử cung, kéo dài niệu đạo… đối với chuyển từ nữ sang nam hay thêm các bộ phận như ngực, bộ phận sinh dục nữ… khi từ nam sang nữ. Các cuộc phẫu thuật nhằm đảm bảo 2 yếu tố: hình thể và chức năng. Tuy nhiên, chức năng sinh sản của họ đã bị phá hủy hoàn toàn.
Không chỉ thế, khi chấp nhận chuyển giới có nghĩ là bạn phải đánh đổi mạng sống, tuổi thọ của mình. Tuổi đời của những người chuyển giới thường rất ngắn. Bởi sau chuyển giới, họ phải duy trì sử dụng hormone cả đời và chính điều đó làm đảo lộn đồng hồ sinh học, làm giảm tuổi thọ. Theo con số nghiên cứu cho thấy, người chuyển giới sẽ bị giảm 20 năm tuổi thọ so với người bình thường.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, như Hoa hậu chuyển giới Hương Giang từng tâm sự, sau phẫu thuật, cô đã phải uống hàng trăm loại thuốc bổ, vitamin và thuốc điều tiết nội tiết. Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng do những cuộc phẫu thuật kéo dài, có thể cười nói đó nhưng vài phút sau đã quên luôn.
Hoa hậu chuyển giới Hương Giang từng đối mặt với hiện tượng mất trí nhớ sau đại phẫu thuật chuyển giới.
"Lúc đó, công việc gì tôi cũng làm từ bưng bê, rửa chén, lặt rau thuê, tôi làm hết" - Thí sinh chuyển giới tại The...