Hệ thống tên lửa phòng không (SAM) tầm trung "Buk-M3".
Các đơn vị phòng không được trang bị hệ thống tên lửa phòng không (SAM) tầm trung "Buk-M3". Tên của hệ thống vẫn như cũ, nhưng trên thực tế nó có rất ít điểm chung với "Buk" thế hệ đầu tiên, đã thực hiện nhiệm vụ trực chiến từ những năm 1980.
Sự khác biệt chính về hình dáng bên ngoài giữa "Buk-M3" với những phiên bản tiền nhiệm là sáu ống phóng thay vì bốn tên lửa "trần trụi " thông thường. Trong các ống là tên lửa có điều khiển 9M317M với đầu đạn nổ phân mảnh trên cao và radar tự dẫn. Chúng có khả năng ngăn chặn tất cả các mục tiêu trên không, được biết đến ngày nay (máy bay, tên lửa hành trình hay đạn đạo) bay ở độ cao tới 40 km với tốc độ lên đến 10.800 km / h trên các quỹ đạo phức tạp nhất. Phạm vi tác xạ — từ 2,5 đến 70 km. Các tên lửa của tổ hợp Buk-M3 cũng có thể được sử dụng đối với các mục tiêu mặt đất và trên biển. Tên lửa tự mình phát hiện và theo dõi mục tiêu, có thể chống lại hỏa lực và radar đối phương. Đặc điểm của hệ thống Buk-M3 là phóng tên lửa thẳng đứng, giống như hệ thống hạng "nặng" S-300 và S-400.
"Buk-M3" đã trở thành phương tiện phòng thủ trước tất cả các loại mục tiêu", chuyên gia quân sự Aleksey Leonkov nói với Sputnik. — Các container — ống phóng làm giảm thời gian chuẩn bị chiến đấu và nạp đạn. Ngoài ra, xác suất gây hư hại cho tên lửa trong quá trình vận chuyển giảm xuống đáng kể. Còn một chi tiết quan trọng — nếu cần thiết, tổ hợp này có thể khai hỏa từ ống phóng và ngay từ xe vận tải —nạp đạn. Sơ đồ làm việc như vậy đã chứng minh đầy đủ tính hiệu quả của nó".
"Mắt và tai" của "Buk-M3" là radar đa năng hoạt động trong mọi thời tiết và suốt ngày đêm, nhờ đó một sư đoàn "Buk" (hai tổ hợp) có khả năng theo dõi và tiêu diệt lên đến 36 mục tiêu cùng một lúc. Hơn nữa, "Buk-M3" có thể hoạt động kết hợp với "Tor-M2" tầm ngắn.
"Sẽ có cặp đôi hoạt động rất thành công, có thể chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào từ trên không, kể cả rất lớn, - ông Alexei Leonkov nói-. Cả hai tổ hợp cùng một hệ thống tự động điều khiển tên lửa phòng không, cùng xác định các đối tượng ưu tiên cao nhất để tấn công. "Tor" cũng nhìn thấy những mục tiêu tương tự và "Buk"nhận được thông tin về mục tiêu nào được ưu tiên nhấn nút và những mục tiêu nào để sau. Một sự kết hợp như vậy khiến hiệu quả công việc tăng lên đáng kể. "
Tor-M2
Tổ hợp Buk-M3 bao gồm xe chỉ huy, trạm phát hiện và chỉ thị mục tiêu, hai hệ thống phóng tự hành và một hoặc hai xe vận tải — bệ phóng với mười hai tên lửa, cũng như các máy vận chuyển — nạp đạn.
Việc phát triển hệ thống phòng không tầm trung Buk ở Liên Xô được thực hiện từ cuối những năm 1970. "Buk" đầu tiên được trang bị trong quân đội Liên Xô từ những năm 1980, thay thế tên lửa phòng không "Kub" đã lỗi thời vào thời điểm đó. Phiên bản "Buk" đầu tiên có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao 18 km và tầm bắn lên đến 25 km. Tổ hợp không ngừng được nâng cấp và phiên bản "Buk-M2" đã chứng tỏ bản thân ở Syria trong cuộc tấn công tên lửa vào tháng Tư năm 2018 của các lực lượng liên minh phương Tây. Buk-M2 thực hiện công việc của mình một cách tuyệt vời, hạ gục những mục tiêu mà hệ thống phòng không Syria đã tỏ ra không có hiệu quả.
Các hệ thống phòng không di động và đa năng Buk có một nhu cầu ổn định trên thị trường vũ khí quốc tế. Rosoboronexport đã ký hợp đồng cung cấp một sư đoàn Buk-M2E cho Kazakhstan vào năm 2020. Quan tâm đến vũ khí này của Nga còn có một số quốc gia ở Trung Đông và châu Á.