Dân Việt

Bác sĩ chỉ ra những sai lầm cực kỳ tai hại khi mắc sốt virus

Diệu Thu 18/09/2018 14:13 GMT+7
Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chỉ ra những sai lầm tai hại chết người khi mắc sốt virus.

Hiện nay, sốt virus đang vào mùa, nhiều người lớn và trẻ nhỏ phải nghỉ làm, nghỉ học để tránh lây sốt virus cho đồng nghiệp và các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi bị sốt virus để lại những biến chứng nặng nề.

Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chỉ ra những sai lầm tai hại mà nhiều người mắc phải khi bị sốt virus.

Xông khi đang sốt

Sử dụng không đúng những phương pháp chữa dân gian như: Xông khi đang sốt cao là tai hại, sẽ làm cho tình trạng càng nặng hơn, người bệnh có thể bị cảm lạnh.

img

Mặc đồ kín, đắp chăn kín khi bị sốt là một sai lầm.

Đánh gió

Những người bị sốt không nên cạo gió. Bởi vì cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong.

Lý do bởi, cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn. Điều này khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.

Mặc đồ kín, đắp chăn kín

Khi bị sốt cao, cơ thể thường rét run. Nhiều người " gió" nên càn mặc kín, đắp chăn kín nên không thoát được nhiệt càng sốt cao hơn.

Chườm bằng nước lạnh

Khi thấy trẻ sốt cao không nên chườm bằng nước lạnh bởi chườm lạnh làm co mạch ngoài da, dẫn đến không thoát được nhiệt, làm nhiệt độ da thì hạ nhưng nhiệt độ trung tâm cơ thể vẫn cao.

Kiêng tắm, kiêng ăn

Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt virus kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch...

Tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt virus có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, lhông nên tự ý truyền nước nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi chưa có bằng chứng khoa học về 1 loại thuốc nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch.

Theo đó, những trường hợp bị sốt, nếu tiếp nước, đỡ ngay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong trường hợp bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện vì rất có thể bệnh sẽ bị trầm trọng hơn.

Dùng kháng sinh

Nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh về dùng. Thực tế, dùng kháng sinh không khỏi được sốt virus.

Trẻ bị sốt virus nên điều trị thế nào cho đúng?

Sốt virus có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.