Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ
Xoang mũi bị tắc
Bạn có thể bị chảy nước dãi nhiều hơn nếu thường bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn hay bị viêm xoang, nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, bạn sẽ thở bằng miệng dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Vị trí ngủ không phù hợp
Vị trí ngủ cũng có thể dẫn đến chảy nước dãi. Bởi vì, vị trí ngủ ảnh hưởng đến tích nước bọt trong miệng. Nếu bạn nằm sấp hoặc nằm nghiêng hai bên có thể khiến nước dãi bị chảy ra.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi dùng các thuốc chống loạn thần như clozapine có thể dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ. Thậm chí, khi dùng các thuốc chữa bệnh Alzheimer và kháng sinh cũng có thể gây chảy nước dãi khi ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng mà axit có xu hướng trào ngược lên thực quản khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương. Bạn sẽ cảm thấy có khối u ở cổ họng và có thể gây khó nuốt khiến nước bọt tích nhiều trong miệng dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và nguy hiểm, vì có thể khiến cơ thể ngưng thở vào ban đêm. Điều này khiến cho lượng nước bọt trong miệng tăng lên dẫn đến chảy nước dãi.
Rối loạn nuốt
Chảy nước dãi khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của chứng khó nuốt (có tên là dysphagia). Mặt khác, có những khi bạn không thể nuốt được nước bọt do bệnh Parkinson, khối u ở họng hay thực quản... dẫn đến nước bọt tích tụ ở miệng quá nhiều dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Các cách khắc phục để không bị chảy nước dãi
Nước bọt có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn, nhưng khi nước bọt tích tụ nhiều trong miệng có thể gây khó chịu và gây ra các vấn đề sức khỏe. Một số biện pháp có thể giảm bớt nước bọt là uống nước nhiều hơn hoặc cắn một quả chanh. Ngoài ra, có một số cách đơn giản để khắc phục vấn đề này:
Ngủ đúng tư thế
Bạn nên thử tư thế ngủ nằm ngửa để tránh nước dãi chảy ra khi ngủ. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi ngủ ở tư thế này có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì, không thể nằm ngửa cũng là biểu hiện của vấn đề ở sức khỏe.
Chữa dứt điểm cảm lạnh, bệnh xoang và nghẹt mũi
Bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý nhằm giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn và không bị chảy nước dãi do thở bằng miệng.
Tiêm botox
Một số người chọn cách tiêm Botox để khắc phục vấn đề này. Botox được tiêm vào tuyến nước bọt khiến việc tiết nước bọt không còn. Mũi tiêm này có tác dung 6 tháng, sau đó phải tiêm lại. Tuy nhiên, việc tiêm botox hay không phải do bác sĩ chỉ định, không được tự tiện.
Mũi là bộ phận quan trọng của cơ thể, mỗi sự thay đổi hay biểu hiện ở nó cũng có thể cảnh báo cơ thể...