Dân Việt

Lý do Nga-Israel cần nhau ở Syria bất chấp căng thẳng vì Il-20

Trần Việt 30/09/2018 15:00 GMT+7
Chính phủ Israel và Thủ tướng Netanyahu sẽ cần vận dụng mọi điều tốt đẹp mà ông đã xây dựng trong 9 năm qua với Tổng thống Nga Putin để đảm bảo cuộc khủng hoảng giữa Moscow và Tel Avil sau vụ trinh sát cơ Il-20 bị bắn không hủy hoại mối quan hệ khăng khít giữa đôi bên.

img

Nga và Israel vốn đã duy trì quan hệ khăng khít từ lâu và không bên nào muốn phá vỡ nó.

Theo Jerusalem Post, thật khó tưởng tượng Nga sẽ trả đũa Israel vì vụ Il-20 bị bắn ở Syria hôm 17.9 bởi mối quan hệ khăng khiét giữa Israel và Nga chắc chắn có lợi cho Tel Avil, nhưng cũng rất tốt đối với Nga.

Khi Nga bắt đầu tham chiến vào Syria cách đây 3 năm, Tel Aviv và Moscow dường như đã thống nhất với nhau rằng, cả 2 nước đều có lợi ích riêng ở Syria và họ sẽ thúc đẩy những lợi ích của mình mà không làm hại đến những lợi ích quan trọng của đối phương.

Nói cách khác, lợi ích của Israel là ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho Hezbollah và ngăn Iran biến Syria thành một căn cứ để chống lại Nhà nước Do Thái. Trong khi đó, lợi ích của Nga là giúp Syria trở thành một quốc gia thống nhất dưới quyền kiểm soát của Tổng thống Bashar Assad.

Israel có thể theo đuổi mục tiêu của mình mà không làm tổn hại đến lợi ích của Nga, và Nga có thể theo đuổi mục tiêu của mình mà không làm tổn hại đến Israel. 

Điều này có nghĩa là, Israel được phép tấn công các mục tiêu của Iran tại Syria, nhưng không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến chính quyền Assad hoặc quân đội Nga còn Moscow có thể bảo vệ Assad và giúp Tổng thống Syria đánh bại quân phiến loạn mà không can thiệp vào các hoạt động của Israel.

Ngay cả sau sự cố trinh sát cơ Il-20 bị bắn rơi ở Syria, những lợi ích như vậy vẫn tồn tại. Israel vẫn muốn đẩy người Iran khỏi Syria và làm suy yếu Hezbollah còn Nga vẫn muốn bảo vệ chính quyền Assad và các lực lượng của họ ở Syria. 

Theo đó, Israel cần duy trì quan hệ tốt với Nga để ngăn chặn mối đe dọa chiến lược khổng lồ đối với họ đó là sự hiện diện quân sự cố hữu của Iran ở Syria cũng như việc chuyển giao tên lửa từ Iran cho Hezbollah.

Còn về phần mình, việc chặt đứt cây cầu với Israel được cho là không mang lại bất cứ lợi ích nào cho Nga.  

Bởi nếu Nga gây khó dễ cho Israel, Nhà nước Do Thái cũng có khả năng làm suy yếu chính quyền Assad - chống lại lợi ích của Moscow.

Đó là lý do tại sao, khi căng thẳng lắng xuống, cả 2 nước sẽ lại tìm cách để cùng theo đuổi lợi ích riêng tại Syria.