Ông Thanh Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Ông Phúc cho rằng: “Chúng ta cần phân biệt ra khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Tôi có quan điểm, cả thành phố là một cấp chính quyền (có HĐND, UBND) và hai cấp hành chính ở nội thành. Cụ thể, ở nội thành cấp quận, phường không nên tổ chức HĐND, mà chỉ có ủy ban hành chính hoặc cơ quan hành chính. Còn khu vực nông thôn hiện nay, với cấp huyện nên bỏ HĐND, nhưng cấp xã vẫn cần tổ chức HĐND. Bởi bản thân cấp huyện chỉ là cánh tay nối tiếp của thành phố. Còn mô hình làng xã thì rất bền vững, có truyền thống lịch sử nghìn đời. Phường hình thành cơ học chứ không phải hình thành nghìn đời nay như xã. Pháp ở đầu thế kỷ 20 đã làm một cuộc cách mạng, nhưng không thành công và buộc họ phải sử dụng mô hình chính quyền công chính cấp xã. Và họ sử dụng hiệu quả, bộ máy gọn nhẹ.
Người dân làm thủ tục hành chính tại phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc
Chính quyền đô thị có tính thống nhất cao trong chỉ đạo, chỉ huy công việc, chứ không phải mỗi quận, phường có chính sách riêng. Hơn nữa, ở chính quyền đô thị cũng cho thấy sự nhanh nhẹn, quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Với những đặc thù đó, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức bộ máy chính quyền đô thị theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, cơ động, linh hoạt. Làm được như vậy, tính hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị mới đảm bảo”.