Dân Việt

Cách mạng công nghiệp 4.0 phải tạo ra đột phá ý nghĩa như... máy hơi nước

PV 11/10/2018 11:55 GMT+7
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải tạo ra đột phá giống như sức mạnh hơi nước trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

Theo thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (http://mic.gov.vn), “Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4” chính là chính là thông điệp của ngày Tiêu chuẩn Thế giới năm 2018. Thông điệp khẳng định vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong thời kỳ chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ mới, kết hợp với tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp.

img

Việt Nam đang trên con đường làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. (Ảnh minh họa: Internet)

Giống như hơn 250 năm trước, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

img

Máy hơi nước, biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Trong thế kỷ 18, sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng. Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến ​​sẽ không thể có được nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch. Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến ​​thức và đổi mới toàn cầu.

Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị ...  

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.

Vào cuối thể kỷ 18 ở nước Anh, cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện. Thời gian này ở Anh nở rộ mô hình công nghiệp ngành dệt may, các máy móc hoạt động chủ yếu dựa vào sức nước. Do đó, hầu hết các nhà máy đều được đặt ở gần sông, điều này gây ra một số bất tiện lớn.

Đến năm 1784, một phụ tá thí nghiệm tên James Watt đã phát minh ra máy hơi nước. Và chỉ khoảng 1 năm sau (năm 1785), linh mục Edmund Cartwright đã sử dụng sức mạnh của máy hơi nước để chế tạo máy dệt vải làm tăng năng suất sản xuất lên 40 lần.

Mặc dù động cơ hơi nước đã xuất hiện nhưng lúc này chất lượng của các nguyên liệu sắt vẫn chưa đủ độ bền để có thể đáp ứng được việc hoạt động lâu dài của động cơ; nhưng vào năm 1885, lò cao đã được Henry Bessemer phát minh với khả năng luyện gang lỏng thành thép, một loại kim loại bền hơn so với thép và là thứ có thể đáp ứng được các loại máy móc lúc bấy giờ.

Vào năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới ra đời, sau đó 3 năm, năm 1807, chiếc tàu thủy đầu tiên chạy bằng hơi nước do Robert Fulton chế tạo cũng ra đời, đánh dấu một bước tiến của ngành giao thông vận tải.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: ”Thay đổi hay là chết?”

“Chỉ có thay đổi ngay lúc này thì mới có thể lên chuyến tàu thế kỷ XXI cùng nhân loại“.