Dân Việt

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nỗi đau sinh kế người dân mất đất

Trang Nhi 12/10/2018 11:38 GMT+7
Câu chuyện cưỡng chế sai luật của UBND huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là vụ việc nổi cộm, điển hình của việc chính quyền không chủ động xin lỗi khi gây ra oan sai để đảm bảo sự công bằng.

UBND huyện Long Điền “đánh tháo” đất vàng

Nhớ lại những ngày tháng 3 năm 1988, Ban Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định thành lập Hội Nông dân Việt Nam, cùng với đó là Nghị quyết số 10 của Bộ Chính Trị (ra ngày 5.10.1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Từ đó phong trào sản xuất địa phương được tăng cao, chú trọng sử dụng các vùng còn nhiều mặt nước chưa khai thác, giao khai thác tlâu dài cho các hộ cá thể, tư nhân được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong thời gian này, người dân được chuyển nhượng quyền tiếp tục sử dụng cho chủ khác.

img

Hình ảnh thực tế Dự án Marine City nhìn từ vệ tinh cho thấy: Phần đất UBND huyện Long Điền ra quyết định cưỡng chế hiện nằm gọn trong Dự án 

Hưởng ứng phong trào đó, tháng 12 năm 1988 hai ông Nguyễn Quang Huyến và Phan Văn Đi đã đã được UBND xã Phước Tỉnh cho phép khai hoang, be bờ khu vực Mũi Tàu – Chùa Mõ để nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2001 hai ông chuyển nhượng cho ông Nguyễn Kim Hoàn, và khu vực ấy vẫn đưa vào sản xuất, nó được ví như một “cuộc cách mạng” đổi đời với những người nông dân gắn bó với đất, biến đất bồi thành giá trị thực tế góp phần xây dựng địa phương tốt hơn.

Đem lại lợi ích kinh tế tích cực là thế, nhưng năm 2016 bỗng chốc cả khu đất chìm ngập dưới lớp cát, sỏi ngổn ngang phục vụ dự án Khu đô thị phố biển Marine City. UBND huyện Long Điền xác định diện tích đất nằm trong dự án và ra quyết định 3346 cưỡng chế công trình của người dân trên đất. Sau khi thừa nhận việc xác định đất là sai, huyện vẫn không dừng lại mà tiếp tục cưỡng chế theo QĐ 532 và đưa khu đất vào danh mục Nhà nước quản lý.

Cơ sở nào để xác định đất thuộc dự án?; Cơ sở nào chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ hải sản của người dân thành đất đô thị?; Ai là người chịu trách nhiệm việc xác định vị trí đất sai dẫn đến các quyết định cưỡng chế chồng chéo?; Phải chăng có sự “đánh tháo” đất vàng với cưỡng chế công trình... ông Nguyễn Kim Hoàn băn khoăn đưa ra câu hỏi trước trụ sở UBND huyện Long Điền. 

Nỗi đau sinh kế người dân mất đất vẫn dai dẳng, ông Nguyễn Kim Hoàn từ một người dân đơn thuần, sau nhiều năm khiếu kiện tham dự các phiên toà, giờ đây gần như thuộc làu từng điều khoản, điều luật và có thể tự bảo vệ mình trước những điều sai trái. 

Chính quyền làm sai cần xin lỗi để đảm bảo sự công bằng

4.9.2015 Huyện Long Điền ra QĐ 3346 buộc ông Hoàn phá dỡ công trình chòi tạm trên 7,15 ha đất tại khu vực Mũi Tàu - Chùa Mõ.

img

Ông Phan Thanh Liêm – Trưởng phòng Tài nguyên môi trường của huyện Long Điền cũng thừa nhận mảnh đất đó do người dân canh tác khai hoang mà thành, trong quá trình canh tác có xây dựng chòi là điều bình thường.

12.1.2016 Huyện Long Điền huỷ QĐ 3346 do không xác định đúng vị trí diện tích hai chòi tạm, không nằm trong dự án Marine City của Cty Nam Hải.

22.3.2016 UBND huyện Long Điền tiếp tục ra quyết định số 532 (bị Toà cấp cao Tp.HCM tuyên huỷ do sai luật) buộc ông Hoàn phá dỡ công trình và xác định phần đất Mũi Tàu là đất công do Nhà nước quản lý.

Liên tiếp ra các quyết định sai và trái luật như vậy nhưng ông Trần Kim Phúc – Phó Chủ tịch UBND huyện Long Điền,  người trực tiếp ký các văn bản trên không mảy may làm rõ các số liệu bồi thường để người dân không bị thiệt thòi.

Trong bản tin Toàn cảnh 24h phát sóng lúc 18h của VTV9 ngày 9.10.2018 vừa qua đã thông tin rõ nét về việc mảnh đất sinh kế 17 năm của gia đình ông Hoàn bị cưỡng chế phá dỡ tài sản trái luật. Hơn 1 năm trôi qua nhưng UBND huyện Long Điền không thi hành án khiến người dân bức xúc, tuyệt vọng trông chờ vào trách nhiệm của người đứng đầu địa phương.

Ông Phan Thanh Liêm – Trưởng phòng Tài nguyên môi trường của huyện Long Điền cũng thừa nhận mảnh đất đó do người dân canh tác khai hoang mà thành, trong quá trình canh tác có xây dựng chòi là điều bình thường. Nhưng liên quan đến việc xử lý sau bản án thế nào, ông Liêm chỉ nói một câu: “Hiện nay Huyện đang kháng nghị”.

Cho ý kiến về vụ việc này, Luật sư Nguyễn Hải Đức – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu bày tỏ: Việc UBND huyện Long Điền đưa ra lý do chưa thực hiện việc thụ lý yêu cầu do đang tiếp tục kháng nghị là sai với quy định pháp luật. Vì chỉ khi nào toà án hay VKS ND tối cao đã thụ lý đơn đề nghị kháng nghị và có yêu cầu tạm dừng việc giải quyết bồi  thường thì UBND huyện Long Điền mới được tạm ngưng việc giải quyết.

Mới đây thôi, ngày 25.9.2018 tại buổi Tiếp xúc cử tri huyện Long Điền của Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Uỷ ban Tư pháp đã đưa ra rất nhiều ý kiến về việc tăng cường cải tiến đổi mới, phát hiện xử lý vi phạm; thực thi pháp luật trên địa bàn... nhưng thực tế với gần 10 bài báo, bản tin đã đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cho thấy UBND huyện Long Điền chưa thực sự trách nhiệm với những quyết định liên quan đến người dân.

 Nếu được định giá đất mới thấy rõ sự chênh lệch đến vô lý khi người dân lấm lem vay mượn, bỏ hàng tỷ đồng để nuôi trồng thuỷ hải sản, là sinh kế nuôi sống nhiều hộ gia đình. Và đất dự án tăng đến mức cao nhất 25 triệu/m2 với cùng vị trí, ông Hoàn chia sẻ.