Tàu khu trục USS Cole của Mỹ
Hải quân Mỹ không có đủ tàu để hộ tống các tàu vận tải lớn cần có trong bất kỳ xung đột quy mô lớn nào với một cường quốc lớn như Nga hay Trung Quốc, một sĩ quan nghỉ hưu vừa cảnh báo.
Mark Buzby, Chuẩn Đô đốc Mỹ đã về hưu, cho biết các tàu dân sự chở nhân viên quân sự và trang thiết bị trong một cuộc chiến tranh (nếu có) rất có thể sẽ phải hoạt động một mình.
"Hải quân đã nói thẳng với Ban chỉ huy vận tải hải quân (MSC) rằng họ có thể sẽ không đủ tàu để hộ tống chúng tôi", Buzby nói với trang Defense News. “Kiểu: Bạn phải tự lo cho mình; hãy đi nhanh, hãy im lặng”.
MSC, hoạt động dưới sự bảo trợ của Hải quân, là lực lượng triển khai cả tàu quân sự và dân sự nhằm cung cấp binh lính và trang thiết bị trong chiến tranh.
Buzby nói rằng lực lượng Hải quân Mỹ đã suy giảm đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng hàng hải dân sự và quân sự đã giúp Mỹ chống lại những xung đột lớn. Không giống như các thập kỷ qua, ngành đóng tàu thương mại của Mỹ ngày nay hầu như không tồn tại.
Mỹ cũng đang thiếu số lượng thủy thủ cần thiết cho một cuộc tấn công liên lục địa.
Trong những năm trước Thế chiến 2, Mỹ có 55.000 thủy thủ hoạt động. Ở đỉnh cao của chiến tranh, con số này tăng lên 200.000 người.
Ngày nay, số lượng thủy thủ hoạt động là 11.768 - chỉ hơn số lượng tối thiểu.
Nếu Mỹ rơi vào cuộc xung đột với Nga hoặc Trung Quốc, cả hai cường quốc này sẽ có khả năng đánh chìm các tàu chở thiết bị quan trọng của Mỹ trên khắp đại dương.
Để giải quyết vấn đề thiếu nhân sự, các thủy thủ dân sự làm việc cho MSC đã được huấn luyện một số kỹ năng trong chiến tranh, ví dụ như không phát tín hiệu để kẻ địch nghĩ rằng đây không phải tàu quân đội.
Nếu thất bại, lựa chọn duy nhất rất đơn giản. "Bài học cuối cùng là Học bơi", Buzby nói.
Washington lo ngại Bắc Kinh sử dụng công nghệ hạt nhân cho các hoạt động quân sự, trong đó có khu vực biển Đông.