Dân Việt

Chuyện ít biết về "cụ sưa 7 đời" khủng nhất Việt Nam

Thiên Sứ 13/10/2018 09:55 GMT+7
Cây cao chừng 50 mét, gốc phải 7-8 người ôm mới hết. Nhìn từ xa, tán cây xòe như một chiếc dù khổng lồ…

Giới buôn gỗ sưa vẫn truyền tai nhau, cây sưa có tuổi đời cao nhất hiện nay là cây sưa nằm ở đình làng Đông Cốc (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Cây sưa này được ước chừng 400 năm tuổi, cao khoảng 20 mét và đường kính 1 mét.

Thế nhưng, cây sưa “khủng” nhất phải kể đến là cây sưa ở thôn Thuận An (xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Cây sưa này có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi, cao chừng 50 mét, gốc phải 7-8 người ôm mới hết.

img

Cây sưa “khủng” khoảng 300 năm tuổi, có 3 nhánh lớn

img

Lá xanh tốt, tán cây bao phủ cả một khoảng không gian rộng lớn

Ngày 12/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lý – Chủ tịch UBND xã Tam Anh Bắc cho hay, trên địa bàn xã có một cây sưa “khủng”. Cây sưa này thuộc sở hữu tư nhân, mọc trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Thuận An.

“Cây sưa này hiện nay vẫn rất tươi tốt, nhìn từ xa, tán cây rộng như một chiếc dù khổng lồ. Cây này gắn bó nhiều đời với gia đình ông Ba, ở gần gốc cây còn có miếu thờ.

Ngày trước, xã có đề xuất với huyện đưa cây sưa vào cây cổ thụ của địa phương để bảo vệ, hóa giá mua đứt nhưng huyện không có chủ trương nên thôi”, ông Lý thông tin.

Ông Nguyễn Văn Ba (64 tuổi) chia sẻ, cây sưa này đã gắn bó với gia đình ông 7 đời. Từ khi ông sinh ra đã thấy cây sưa sừng sững ở vườn nhà như bây giờ.

Cây sưa được ông Ba ước chừng 300 năm tuổi. Thân cây phải 7-8 người ôm mới hết. Phía trên thân cây chia làm 3 nhánh lớn, có nhánh đường kính lên đến 4-5 mét.

img

Phần thân cây phải 7-8 người dang tay mới ôm hết

Vỏ cây xù xì, từng mảng bong tróc in hằn tuổi già. Tuy đã cao tuổi nhưng cây vẫn phát triển rất xanh tốt, tán lá vươn cao và bao phủ cả một khoảng không gian rộng lớn.

Thời điểm sưa sốt giá, đã có rất nhiều người đến hỏi mua cây sưa, thậm chí có tháng, mười mấy lượt người đến hỏi mua nhưng gia đình ông Ba nhất quyết không bán.

“Gia đình tôi xác định để làm di tích, làm cây kiểng cho gia đình và cho cả quê hương. Ai đến đấy muốn tìm đến xóm cây sưa, chỉ là người ta biết. Nếu sau này mất đi, tôi sẽ dặn các con phải cố giữ cho bằng được cây sưa chứ đừng có túng tiền mà bán đi”, ông Ba chia sẻ.

img

Dù đã nhiều người hỏi mua nhưng ông Ba quyết giữ làm di tích, cây kiểng cho gia đình và quê hương.

Hà Nội đồng ý cho người dân bán cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đồng ý cho phép người dân ở thôn Phụ Chính bán cây sưa từng được trả giá nhiều tỷ...