Tuy vậy ẩn sâu trong câu thành ngữ đó cũng thấy ẩn chứa một lời trách cứ về sự yên phận. Chẳng nhẽ con người ví mình như nước, chỉ như là giọt nước?
Khi quan sát cuộc sống để rút ra quy luật thì hẳn cha ông ta đã nghĩ chán ra rồi. Trước hết điều đó không hoàn toàn sai. Nhưng chỉ không sai với nước, một chất thể lỏng. Còn với con người, tuân theo câu thành ngữ này như một thứ kinh nghiệm sống thì chắc chắn phải xem lại.
Sống như vậy có phải là lối sống a dua chăng?
Sống theo sự sắp đặt như thế thì chắc chắn sẽ triệt tiêu sáng tạo, triệt tiêu một năng lực rất cần thiết cho mọi sự tiến bộ xã hội, khi con người chỉ còn biết tuân theo mọi sự sai bảo.
Không phải là nước, nhưng ở đời quả tình cũng có một số người sống theo phương cách đó, cứ tròn tròn lành lành, gió chiều nào che chiều ấy cốt cho yên chuyện. Những “giọt nước” ấy khước từ mọi sự đấu tranh sáng tạo cho đến lúc kết thúc. Đó chính là sự trì trệ không phát triển rất đáng trách. Liệu đó có phải là cách nhìn khoa học dành cho con người?
Xét cho cùng “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, nếu là lời dạy bảo về cách sống thì rõ đó là một lời dạy bảo tiêu cực, tạo ra một xã hội lười nhác.
Đỗ Đức