Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (VNS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 với kết quả lãi ròng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Cụ thể, trong 3 tháng của quý III năm 2018, doanh thu của Vinasun đạt 538 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm sâu 33% xuống 39,1 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2018, Vinasun đạt 1.566 tỷ đồng doanh thu, giảm 36%. Lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 63%, từ 186,2 tỷ xuống 69,6 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận 9 tháng thấp nhất trong nhiều năm nay của hãng taxi truyền thống này.
Lợi nhuận của Vinasun kể từ năm 2015 (khi Grab bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam). Đơn vị: tỷ đồng
Trong kì, Vinasun đã cắt giảm được nhiều chi phí như tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền thu từ hoạt động thanh lý tài sản, bán xe cũ trong quý vừa qua lại giảm mạnh 61% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 70 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận cuối cùng của Vinasun tuột dốc không phanh.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS của Vinasun lại có diễn biến khác tích cực từ giữa năm. Từ mức 14.000 đồng trong quý 2, Vinasun đã tăng vọt lên vùng 19.000-20.000 đồng trong tháng 10 và hiện tại đang đứng quanh ngưỡng 17.000 đồng/cổ phiếu.
Cuộc đối đầu chưa có hồi kết giữa Vinasun và Grab
Hiện tại, Vinasun và Grab vẫn đang trong quá trình kiện tụng tại Tòa. Trước đó, Vinasun đã khởi kiện GrabTaxi đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Hình thức mà Vinasun yêu cầu GrabTaxi thực hiện là bồi thường một lần.
Theo luận điểm của Vinasun, nguyên nhân khoản lợi nhuận của công ty bị giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật Việt Nam của Grab. Cụ thể, hãng này cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Nhiều tài xế taxi công nghệ đang “sốt xình xịch” vì taxi công nghệ không chỉ bị đánh thuế tăng, giờ lại cộng thêm...