Thiếu sắt, kẽm
Trong nhiều trường hợp, nứt nẻ môi là biểu hiện chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, kẽm và vitamin B phức hợp (8 vitamin B). Đây là các chất cần thiết cho cơ thể. Một phần trong vitamin B phức hợp là vitamin B2 thường được gọi là riboflavin. Nếu thiếu hụt vitamin B2, môi sẽ bị sưng, nứt nẻ. Khi bị môi khô, nứt nẻ, bạn cần ăn các thực phẩm giàu vitamin trong đó đặc biệt là vitamin B2 có trong trứng để bổ sung.
Mất nước
Khi lượng nước trong cơ thể giảm đi, hầu như các chức năng sinh học của cơ thể bị suy yếu, đôi môi cũng không là loại lệ. Khi mất nước, môi cũng mất đi lượng nước, khoáng chất nuôi dưỡng nên bị nứt nẻ, da trên môi bị bong. Nếu bạn là người hoạt động nhiều hay bị tiểu đường càng có nguy cơ mất nước cao hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý bù nước cho cơ thể đầy đủ.
Bị dị ứng
Môi là khu vực nhạy cảm đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này. Môi khô và nứt có thể do sản phẩm chăm sóc môi đang dùng có thể không hợp hoặc do một số loại thuốc. Biểu hiện dị ứng ở môi là môi khô, bong tróc và sưng. Do đó, bạn không nên chủ quan để tránh môi bị ảnh hưởng nặng do dị ứng.
Bệnh Kawasaki
Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của căn bệnh rất nguy hiểm phải được điều trị càng sớm càng tốt, thậm chí có thể tử vong. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh Kawasaki là căn bệnh do viêm các mạch máu gây sưng hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị, căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến thận, tim. Một số triệu chứng khác cảnh báo căn bệnh này là phát ban, sốt, mắt đỏ...
Bệnh ở tuyến giáp
Đây là căn bệnh khó phát hiện ở khi ở giai đoạn đầu. Suy giáp khiến môi khô, do cơ thể thiếu lượng hormone cần thiết. Khi mắc suy giáp, da bị dày, ngứa và khô. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu cho thấy rối loạn tuyến giáp. Cho nên, bạn cần thăm khám được bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Nhiễm nấm Candida
Nếu bạn từng bị nhiễm nấm Candida, chắc chắn sẽ rất khó chịu. Nước bọt là một trong những thành phần có thể đóng vai trò là chất xúc tác khiến cho nấm Candida lan ra nếu như nấm có ở quanh miệng. Nếu có môi nứt nẻ và có vết nứt ở khóe môi thì có thể đó là nhiễm nấm Candida. Vì vậy, bạn cần tránh liếm môi và vùng xung quanh, chú ý uống nhiều nước. Nếu như môi sưng tấy, vết nứt trên môi nghiêm trọng do nhiễm trùng cần phải đi khám.
Chốc lở
Chốc lở do vi khuẩn gây nên, có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, chốc lở thường xuất hiện quanh mũi, miệng, cánh tay hoặc mông. Bệnh nhân mắc chốc lở có thể xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn nước trên da quanh miệng. Bên cạnh đó, môi khô, nứt nẻ có thể cũng do chốc lở gây ra. Bạn cần đi khám nếu như tình trạng chốc lở nghiêm trọng, nhiễm trùng.
Thời tiết
Thời tiết, không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến cơ thể kể cả môi. Trong mùa đông, ánh nắng hanh và gió lạnh khô làm cho môi khô và bong tróc thậm chí gây đau đớn. Nếu có tình trạng này trong mùa đông, bạn cần dùng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng tốt để tránh bị nứt nẻ. Nếu tình trạng không cải thiện cần đi khám bác sĩ.
Trong gia đình có những bộ phận mà không chú ý rất dễ trở thành nơi tiềm ẩn bệnh tật của gia đình.