Ca sỹ Ivy Trần tạm thời đã qua cơn nguy hiểm sau khi gắp bỏ túi ngực bị hoại tử.
Cách đây vài ngày, việc ca sỹ Lệ Quyên suýt nguy hiểm đến tính mạng do biến chứng silicon trong nâng mũi rất được dư luận quan tâm. May mắn nhờ phát hiện kịp thời, Lệ Quyên đã được bác sỹ phẫu thuật gỡ bỏ silicon và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
Thì mới đây, thông tin ca sỹ Ivy Trần gặp sự cố với ngực silicon khi đang di chuyển trên máy bay lại một lần nữa khiến nhiều người choáng váng. Là đồng nghiệp đi cùng nữ ca sỹ, Quách Tuấn Du kể lại toàn bộ sự việc. Trước đó anh đi cùng chuyến bay với nữ ca sĩ Ivy Trần từ Đài Loan trở về Việt Nam. Trước khi khởi hành, sức khỏe của nữ ca sĩ vẫn ổn định, bình thường. Khi ở trên máy bay, do áp suất cao cộng với chất lượng kém của túi ngực silicon nên đã bị nổ túi ngực. Trên đường đi từ sân bay về, Ivy Trần có dấu hiệu đau tức ngực khiến anh lo lắng.
Dòng chia sẻ của ca sỹ Quách Tuấn Du về vụ nổ ngực silicon của đàn em.
Sau đó nữ ca sỹ Ivy Trần đã được chỉ định phẫu thuật để tháo túi ngực silicon ngay. Nhiều người không dám nhận ca này vì sợ ngực của Ivy Trần đã bị hoại tử. Tuy nhiên, rất may nữ ca sỹ được Quách Tuấn Du đưa đến bệnh viện uy tín để chữa kịp thời. Được biết, nữ ca sỹ này đã đặt túi ngực silicon cách đây 7 năm tại một bệnh viện tại TP.HCM với chi phí gần 2.000 USD (tương đương 46 triệu VNĐ) và có phiếu bảo hành trọn đời do bác sỹ phẫu thuật xác nhận.
Ca sỹ Ivy Trần với bộ ngực silicon khi chưa biến chứng.
Việc phẫu thuật thẩm mỹ, sử dụng silicon trong làm đẹp không còn quá xa lạ với nhiều người, nhất là các người đẹp showbiz nhưng biến chứng thì xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây như: nổ, hoại tử, sưng tấy... Nhất là nếu không may sử dụng những túi độn silicon kém chất lượng thì rất dễ xảy ra biến chứng nổ, vỡ ngực khi gặp những điều kiện thích hợp. Trong một số trường hợp, ngay cả khi đã dùng túi độn ngực loại tốt cũng không tránh khỏi tai nạn trên.
Bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung cho rằng nguyên nhân vỡ túi ngực có rất nhiều như: áp suất không khí, do chèn ép lâu hoặc mạnh, do bị vật cứng đâm thủng gây nhiễm trùng…
Thông thường vỡ túi độn silicon sẽ diễn ra trong âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm vì người dùng không kịp thời khắc phục. “Hiện tượng vỡ túi độn sẽ diễn ra khi các mô sợi phát triển xung quanh túi độn khiến. Bạn sẽ không cảm thấy điều gì bất thường cho tới khi chụp ảnh toàn bộ tuyến vú. Trong trường hợp đó, rất nhiều khối silicon sẽ ngấm ngầm vỡ, âm thầm gây hoại tử mà người dùng vẫn không hay biết cho tới khi có dấu hiệu nghiêm trọng như trên”.
Theo thông tin của FDA thì túi độn ngực nên thay sau khoảng 10 - 15 năm bởi miếng cấy ghép có tuổi đời càng cao thì nguy cơ biến chứng càng lớn. Ngoài ra họ cũng khuyến cáo phụ nữ nên chụp chiếu bầu ngực sau 3 năm sau khi thực hiện ca phẫu thuật để phát hiện biến chứng sớm. Để lâu bền, tránh tình trạng phải tháo ra hay biến chứng, bệnh nhân cần được khám sức khỏe cẩn thận trước khi phẫu thuật để tránh rủi ro do các bệnh tiềm ẩn, bệnh mãn tính...
Khi có những dấu hiệu sau thì nên đi kiểm tra và xác định phẫu thuật thay túi ngực:
- Co thắt bao xơ: Sau khi đặt túi ngực, cơ thể con người tự động sinh ra các mô bao bọc xung quanh túi ngực, các mô này nếu phát sinh quá nhiều sẽ gây ra tình trạng co thắt bao xơ khiến ngực bị cứng, lồi lõm mất vẻ tự nhiên.
- Túi ngực bị di lệch: Do hoạt động của cơ thể hoặc tập luyện thể thao quá sức, túi ngực sẽ bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây nên tình trạng mất cân đối.
- Ngực bị chảy xệ theo thời gian: dưới tác dụng của trọng lực và quá trình lão hóa, các mô tuyến cùng vùng da bao bọc xung quanh bầu ngực cũng dần bị chảy xệ, mất đi độ co dãn và đàn hồi khiến vòng 1 bị chảy xệ dần.
Biến chứng của sụn nhân tạo silicone rất nguy hiểm, đặc biệt là những trường hợp không tương thích với cơ thể.