Ai đã từng ăn món sushi của Nhật Bản chắc chắn không thể không biết đến wasabi – gia vị cay tê đặc biệt thường dùng kèm với các món tươi sống. Tại Trung Quốc, cây wasabi sinh trưởng trên núi cao, cách 1.300-2.500m so với mực nước biển. Củ là bộ phận đắt giá nhất của cây wasabi, chúng thường được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ wasabi lớn như Âu Mỹ và Nhật Bản. Thậm chí, từng có một củ wasabi có giá lên tới 600 NDT (2 triệu đồng).
Trên thực tế, wasabi còn được biết đến với tên gọi quen thuộc: mù tạt. Loại mù tạt ngon nhất được chế biến từ wasabi có màu xanh lục bích, vị cay nhẹ xen lẫn vị ngọt thoang thoảng, không hăng và cũng không làm cay họng, khác hoàn toàn so với mù tạt bày bán tràn lan trên thị trường.
Sở dĩ củ wasabi tươi có giá cả đắt đỏ như vậy là vì sau khi nghiền ra để ăn, bột wasabi tươi chỉ sử dụng được trong vòng… 15 phút. Một khi đã được bào vụn, mùi hăng và hương thơm của wasabi sẽ nhanh chóng bay hơi, món gia vị này sẽ trở nên vô giá trị. Ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng một loại thớt đặc biệt chỉ để nghiền wasabi, nhằm tôn lên sự đắt giá của nó.
Củ wasabi tươi được tiêu thụ mạnh ở thị trường Nhật Bản
Tuy hàm lượng nước của wasabi tương tự như các giống rau khác, hàm lượng chất xơ vừa phải nhưng giống rau này lại có hàm lượng protein cao hơn. Ngoài ra, hàm lượng canxi, magie, phốt pho và kali cũng cao hơn.
Củ wasabi tươi sau khi nghiền thành bột chỉ có thể ăn được trong vòng… 15 phút
Tuy wasabi có giá cao như vậy nhưng lại có nguồn tiêu thụ cực lớn. Vì vậy, nhiều nông dân Trung Quốc đều tích cực trồng giống cây này, phần lớn sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Điều kiện sinh trưởng của cây wasabi khá khắt khe, chúng thích nghi với khí hậu mát mẻ, không khí ẩm, thoát nước tốt, nhiệt độ trung bình khoảng 15 độ C. Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch củ wasabi phải mất tới 2 năm, sản lượng trên mỗi mẫu chỉ khoảng 300kg, nhưng mức giá của chúng không vì thế mà hạ xuống.
Chỉ nhỏ như đầu ngón tay út, loại chanh này có giá cao gấp 5-6 lần chanh thông thường nhưng vẫn đắt hàng