Dân Việt

Máy tính mới mua cũng có thể nhiễm độc, làm cách nào để phòng tránh?

Ngọc Phạm 01/11/2018 12:30 GMT+7
84% các máy tính có cài sẵn phần mềm lậu nhiễm mã độc, phổ biến nhất là trojan và virus.

Báo cáo mới nhất của Microsoft cho thấy, hơn 4 trên 5 máy tính mới được bán ở châu Á được cài đặt sẵn nhiều phần mềm lậu. Các mẫu máy tính này thường được bán tại các cửa hàng máy tính với chiết khấu và ưu đãi tặng kèm thêm gói phần mềm để thu hút người mua. Các phần mềm lậu cũng được bán tại các cửa hàng này.

img

Những chiếc máy tính mới mua hoàn toàn có thể nhiễm virus sẵn.

“Các tội phạm mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Cài đặt mã độc vào phần mềm lậu là một trong những cách thức mà các tội phạm mạng sử dụng để xâm nhập vào một lượng lớn các máy tính một cách dễ dàng, bà Mary Jo Schrade, Trợ lý Tổng tư vấn & Giám đốc khu vực của Microsoft châu Á cho biết.

Theo bà Mary Jo, khi các nhà cung cấp phân phối phần mềm lậu chứa mã độc bằng cách cài sẵn phần mềm vào máy tính mới, họ không chỉ đồng thời tiếp tay phát tán mã độc trên toàn khu vực, mà còn gián tiếp giúp cho các tội phạm mạng dễ dàng đánh cấp thông tin cá nhân cũng như danh tính của người dùng.

Mặt trái của việc sử dụng phần mềm lậu

Để cài đặt phần mềm lậu vào máy tính, những tính năng bảo vệ hay phần mềm chống virus và Windows Defender cần phải được tắt đi. Chính vì vậy, thiết bị đó sẽ dễ dàng bị tấn công hơn, và người dùng lại không nhận ra thiết bị của mình không được bảo vệ.

Theo báo cáo PC Test Purchase Sweep của Microsoft, 84% các máy tính được cài sẵn phần mềm lậu bị nhiễm mã độc, phổ biến nhất là trojan và virus:

- Trojans là loại mã độc giúp tội phạm mạng có thể truy cập và điều khiển thiết bị của người dùng từ xa, từ đó đánh cấp các thông tin cá nhân.

- Viruses là một dạng mã độc khiến thiết bị thực hiện một số hoạt động có hại cho người dùng, ví dụ: tự tắt các tính năng bảo vệ máy tính, gửi thư rác hoặc tải về các loại mã độc khác.

img

Mã độc có thể đến từ phần mềm lậu.

Điều này rất đáng báo động, nhất là khi khách hàng mua những thiết bị ở mức chiết khấu hấp dẫn, kèm theo một số phần mềm miễn phí mà không nhận ra những rủi ro họ sẽ phải đối mặt, nhất là khi các tính năng bảo vệ của thiết bị đã bị tắt. Người dùng sẽ dễ dàng bị mất dữ liệu, bao gồm tài liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm như mật khẩu và thông tin tài chính, cũng như trộm danh tính truy cập các mạng xã hội và tài khoản email của mình. Người dùng cũng có thể gặp phải vấn đề về hiệu suất khi những mã độc chạy ẩn làm chậm thiết bị.

Những điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại về tiền bạc, thời gian và năng suất.

Phó giáo sư Biplab Sikdar, Khoa Điện & Kỹ thuật Máy tính, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Khối Kỹ thuật cho biết: “Người dùng thường sử dụng phần mềm lậu là tiết kiệm. Tuy nhiên, chi phí tài chính để khắc phục những tổn thất do sử dụng phần mềm lậu và những rủi ro khác do chúng đem lại là những thứ mà người dùng cần phải cân nhắc”.

Hãy bảo vệ chính mình!

“Sử dụng phần mềm chính hãng là điều đầu tiên chúng ta cần làm để chống lại các tội phạm mạng”, Mary Jo chia sẻ.

Bên cạnh việc nói không với phần mềm lậu. các chuyên gia khuyên như sau:

- Luôn cập nhật các phiên bản vá lỗi an ninh mới nhất, những bản này thường không mất phí.

- Tránh truy cập các trang web nguy hiểm, có nội dung người lớn, thông tin bất hợp pháp hoặc các cổng chia sẻ file công cộng.

- Tránh dụng những phần mềm quá cũ, không được hỗ trợ cập nhật các bản vá lỗi an ninh bởi nhà sản xuất.

Nhân viên truy cập web khiêu dâm, mạng máy tính của Chính phủ Mỹ ”dính độc”

Truy cập website khiêu dâm, một nhân viên đã khiến một nhánh mạng máy tính của Chính phủ Mỹ dính mã độc.