Dân Việt

Cơn ác mộng đến từ quân đội lợi hại của Triều Tiên

Thanh Minh (theo NI) 02/11/2018 13:30 GMT+7
Cùng với lực lượng pháo binh, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và Hàn Quốc. Theo các nguồn tin quân sự của Mỹ, lực lượng đặc biệt của Bình Nhưỡng được đào tạo bài bản, trang bị tốt và gây nguy hiểm đáng kể.

img

Lực lượng đặc biệt của Triều Tiên được đánh giá là rất lợi hại.

Khi Mỹ dội những áp lực lên Triều Tiên - hoặc có khả năng khởi động một cuộc tấn công trước – bộ máy của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng có các lựa chọn để tấn công trở lại gây khó khăn cho Mỹ và Hàn Quốc bằng cách sử dụng các phương tiện hoàn toàn thông thường, giới chuyên gia cảnh báo.

Trong khi các nhà phân tích thường tập trung vào cái gọi là tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, mối đe dọa thực sự lại phát ra từ Triều Tiên dưới hình thức pháo binh hạng nặng và các lực lượng đặc biệt, có thể tàn phá Seoul. Trong trường hợp có một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng mặt đất của Bình Nhưỡng là mối đe dọa lớn nhất đối với Hàn Quốc (ROK) và các lực lượng Mỹ đóng quân ở đó.

“Với 70% lực lượng mặt đất nằm ở phía nam của đường Pyongyang-Wonsan, Triều Tiên đang duy trì tư thế quân sự có khả năng tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ bất cứ lúc nào,” sách trắng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc năm 2014 cho biết.

“Đặc biệt, các khẩu pháo tự hành 170 mm và 240 mm MRLS (nhiều hệ thống phóng tên lửa) ở các vị trí phía trước có khả năng gây bất ngờ. Triều Tiên đang phát triển thử nghiệm hệ thống phóng rocket phóng loạt (MRL) 300 mm có thể đưa Hàn Quốc vào phạm vi bắn quy mô lớn.. ”

Ngoài ra, Triều Tiên đã tăng cường lực lượng pháo binh của mình với 122mm hệ thống MLRS kéo ở khu vực ven biển gần bờ Biển Tây và gần tiền tuyến. 

Pháo binh của Triều Tiên sẽ được bảo vệ bởi các chiến hào được trang bị kiên cố để tăng cường khả năng sống sót trong các hoạt động chiến đấu. 

Theo Hàn Quốc, quân đội Triều Tiên đang vận hành khoảng 8.600 khẩu pháo và 5.500 MLRS. Triều Tiên cũng tiến hành hiện đại hóa các lực lượng bọc thép nhưng lực lượng cơ khí hóa không phải là trọng tâm chính phát triển của chính quyền Bình Nhưỡng.

img

Lực lượng pháo binh của Triều Tiên.

“Quá trình hiện đại hóa trang thiết bị vẫn đang tiếp tục được tiến hành như việc thay thế T-54 và T-55, các xe tăng chủ lực của lực lượng bọc thép và cơ khí hóa Triều Tiên bằng các xe tăng Chonma-ho và Songun-ho”, Sách Trắng quốc phòng năm 2014 của Hàn Quốc viết.

Hàn Quốc nhấn mạnh thêm, Triều Tiên hiện có hơn 4.300 xe tăng cùng 2.500 xe thiết giáp.

Ngoài lực lượng pháo binh hùng hậu, Bình Nhưỡng còn đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo cho các lực lượng đặc nhiệm. Đây mới là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và Hàn Quốc.

Theo nguồn tin từ quân đội Mỹ, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên không chỉ được đào tạo tốt mà còn được trang bị các loại vũ khí tối tân để trở thành mối đe dọa nguy hiểm.

Cũng theo sách trắng quốc phòng Hàn Quốc năm 2014, llượng đặc nhiệm Triều Tiên hiện có khoảng 200.000 binh sĩ. Lực lượng đặc nhiệm được chia làm nhiều đơn vị chiến lược, hoạt động và chiến thuật khác nhau. Nhiệm vụ mà lực lượng này đảm nhận cũng rất đa dạng từ thâm nhập xuyên biên giới, tấn công các đơn vị và cơ sở trọng yếu của đối phương, ám sát các nhân vật quan trọng, gây rối và tiến hành chiến tranh lai. Trong đó, quá trình thâm nhập xuyên biên giới được tiến hành qua các đường hầm dưới lòng đất để đi qua khu vực phi quân sự (DMZ) hay dùng tàu ngầm, máy bay AN-2, trực thăng và nhiều phương thức khác.  

Mặc dù phần lớn vũ khí của Triều Tiên bị đánh giá là sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng giới chuyên gia cho rằng trong trường hợp chiến tranh - người Triều Tiên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc và các lực lượng Mỹ đóng quân trên bán đảo.