Dân Việt

Những thảm họa lớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ (Kỳ 1): Xâm lược Canada và...

Công Thuận 03/11/2018 16:32 GMT+7
Washington đã mắc sai lầm chính trị khi tham gia vào cuộc chiến năm 1812, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; xâm lược Việt Nam, và thực hiện Chiến dịch Iraq Tự do. Nhưng 5 quyết định sai lầm quân sự chiến lược dưới đây đã khiến nước này chịu tổn thất lớn về xương máu, tiền bạc, thời gian.

Theo Giáo sư Robert Farley tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson (Mỹ), Washington thực sự đã mắc sai lầm chính trị khi tham gia vào cuộc chiến năm 1812 (Chiến tranh giữa Mỹ và Anh), Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; xâm lược Việt Nam, và thực hiện Chiến dịch Iraq Tự do. Nhưng 5 quyết định sai lầm quân sự chiến lược dưới đây đã khiến nước này chịu tổn thất lớn về xương máu, tiền bạc, thời gian và để lại hậu quả đến tận ngày nay.

Xâm lược Canada

Khi cuộc chiến giữa Mỹ và Anh bắt đầu nổ ra năm 1812, Washington đã đem quân xâm lược Canada (lúc này đang là thuộc địa của Vương quốc Anh). Mỹ đã trông đợi vào một chiến thắng tương đối dễ dàng và nhanh chóng vì cho rằng Canada là điểm yếu của đế chế Anh, đồng thời nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương. Tuy nhiên, Mỹ đã đánh giá quá cao sự giúp đỡ của người dân địa phương và khả năng quân sự của họ, trong khi lại đánh giá quá thấp sức mạnh quân sự của Anh. Thay vì giành chiến thắng một cách dễ dàng, Mỹ đã thất bại thảm hại trước người Anh.

img

Bộ binh Mỹ đang tấn công sang lãnh thổ của Canada.

Các lực lượng của Mỹ (chủ yếu là lực lượng dân quân cơ động) tấn công vào Canada theo 3 mũi, nhưng lại không cùng một lúc và không có sự phối hợp với nhau. Các lực lượng của Mỹ đã không có kinh nghiệm chiến đấu để chống lại một quân đội chuyên nghiệp, và thiếu các đơn vị hậu cần tốt. Điều này làm hạn chế khả năng của họ trong việc tập trung lực lượng tấn công vào những điểm yếu của Anh. Mỹ cũng thiếu một kế hoạch dự phòng tốt để lật ngược tình thế ngay sau khi bị quân Anh phản công. Bên cạnh đó, không ai trong số các viên chỉ huy phía Mỹ (đứng đầu là William Hull, một cựu chiến binh của cuộc Cách mạng Mỹ) có quyết tâm chiến đấu hoặc sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cần thiết để giành lợi thế.

Thảm họa thực sự xảy ra khi Hull buộc phải đầu hàng trong khi có quân số đông hơn đối phương. Theo đà chiến thắng này, người Anh đã đánh chiếm và tiêu diệt một vài tiền đồn của Mỹ trên khu vực biên giới với Canada, tuy nhiên họ đã thiếu quân số và cơ sở hậu cần bổ sung để tiến sâu hơn vào lãnh thổ Mỹ. Dù sau đó, Mỹ có giành được một số thắng lợi đáng kể trong cuộc chiến, chiếm lại được vài vị trí dọc theo biên giới, nhưng không bao giờ đe dọa được Canada của Anh một cách hiệu quả.

Trận chiến ở Antietam

Trận Antietam là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Maryland thời Nội chiến Mỹ, nổ ra trong 1 ngày tại con rạch Antietam gần Sharsburg. Ngày 17.9.1862, Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh miền Nam do Đại tướng Robert E.Lee chỉ huy đã mở cuộc tấn công vào Maryland thuộc lãnh thổ của Liên minh miền Bắc. Mục tiêu của tướng Lee là tận dụng các cơ hội để tiêu diệt sinh lực đối phương, hỗ trợ một cuộc nổi dậy ở Maryland và gây ra một tổn thất nghiêm trọng đối với các lực lượng Liên minh miền Bắc. Thật không may cho tướng Lee, thông tin về kế hoạch tấn công của ông đã bị rơi vào tay tướng George McClellan của Liên minh miền Bắc, người sau này đã cùng với Binh đoàn Potomac chặn đứng bước tiến của tướng Lee. Lúc đó, Tổng thống Lincoln cũng nhận thấy đây là cơ hội để tiêu diệt hoặc tiêu hao sinh lực của quân đội Liên minh miền Nam.

img

Trận Antietam cũng cho thấy quân miền bắc đã bỏ lỡ một cơ hội tốt nhất để có thể tiêu diệt Binh đoàn Bắc Virginia, khiến lực lượng này không còn là một trong những đơn vị quan trọng của quân miền Nam cho đến khi Liên minh miền Nam đầu hàng vào năm 1865.

Trận đánh tại Maryland trở thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ với 22.000 người thương vong. Mặc dù tiêu diệt được một lượng lớn lực lượng đối phương và ngăn chặn thành công bước tiến của tướng Lee, nhưng phía McClellan cũng chịu những tổn thất nghiêm trọng. Trong khi đó, tướng McClellan đã có cơ hội tiêu diệt được Binh đoàn Bắc Virginia tại Antietam, nhưng ông này đã lưỡng lự vì đánh giá quá cao quy mô lực lượng của tướng Lee và huy động lực lượng một cách chậm chạp, đồng thời duy trì thông tin liên lạc một cách yếu kém với các cấp dưới.

Tuy nhiên, trận Antietam không hẳn là một thất bại hoàn toàn khi Binh đoàn Bắc Virginia bị tổn thất và McClellan buộc Lee phải rút lui khỏi Maryland. Sau đó, trên cơ sở của chiến thắng này, Tổng thống Lincoln cảm thấy đủ tự tin tuyên bố với lời hứa sẽ thả tự do cho các nô lệ ở các tiểu bang nổi dậy. Dù sao, trận Antietam cũng cho thấy quân miền Bắc đã bỏ lỡ một cơ hội tốt nhất để có thể tiêu diệt Binh đoàn Bắc Virginia, khiến lực lượng này không còn là một trong những đơn vị quan trọng của quân miền Nam cho đến khi Liên minh miền Nam đầu hàng vào năm 1865.

Chiến dịch Drumbeat

Ngày 11.12.1941, Đức và Italy tuyên chiến với Mỹ. Hiệp ước của Đức với Nhật không quy định bổn phận phải hành động trong trường hợp Tokyo bị tấn công, nhưng Đức đã chính thức quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh không chính thức với Mỹ ở Đại Tây Dương, hay còn gọi là chiến dịch Drumbeat nhằm sử dụng tàu ngầm tấn công các tàu thương mại Mỹ. Về mặt lịch sử, đây được coi là một trong những sai lầm lớn của Hitler. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nó tạo cơ hội cho các tàu ngầm Đức lần đầu tiên tiếp cận tuyến đường vận tải biển của Mỹ.

Trong 6 tháng đầu năm 1942, lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức dưới sự chỉ huy của Đô đốc Doenitz đã được triển khai tới vùng ven biển phía đông của Mỹ. Những tàu ngầm trên của Đức bí mật theo dõi khu vực Trân Châu Cảng nhằm tránh sự can thiệp của Mỹ. Nhưng điều này đã chấm dứt sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng.

img

Các tàu ngầm Đức đã có được những thành công lớn khi đánh phá các tàu thương mại của quân Đồng minh.

Các tàu ngầm Đức đã có được những thành công lớn (còn được gọi là "thời gian hạnh phúc trong giai đoạn vàng của các tàu ngầm Đức") khi đánh phá các tàu thương mại của quân Đồng minh (đội tàu ngầm của Đức đã đánh đắm 609 tàu địch và họ chỉ mất 22 tàu ngầm) trong khi không một đơn vị nào từ Không quân, Lục quân, Hải quân đến các lực lượng phòng thủ dân sự đều không được chuẩn bị tốt cho phòng thủ tàu ngầm. Trong khi đó, các thành phố ven biển của Mỹ vẫn duy trì ánh sáng vào ban đêm, tạo điều kiện cho các chỉ huy của tàu ngầm Đức ngắm bắn mục tiêu.

Kết quả là số lượng các tàu thương mại của phe Đồng minh bị thiệt hại đang tăng gấp đôi kể từ đầu năm 1941 và duy trì sự tổn thất cao cho đến hết năm 1942. Sự thành công của người Đức đã khiến Anh lo lắng, vì vậy họ nhanh chóng phái cố vấn tới Mỹ để giúp phát triển học thuyết chống ngầm.

Tác chiến chống ngầm (ASW) vốn hết sức phức tạp, đòi hỏi một loạt sự phối hợp và kinh nghiệm. Mỹ đã không mặn mà vừa không dành thời gian để học hỏi từ người Anh trong lĩnh vực này trước khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã nhận ra sai lầm của mình và sau đó đã phát triển lực lượng chống ngầm cũng như triển khai lực lượng này chống lại quân Nhật một cách hiệu quả.

 (Còn tiếp)