Tấn công Triều Tiên 1950
Sau khi bảo vệ thành công thành phố Pusan cùng với chiến thắng trên các bãi biển ở Incheon (Hàn Quốc), Thủy quân Lục chiến Mỹ với sự hỗ trợ của các lực lượng Hàn Quốc, đã tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Triều Tiên trong một nỗ lực nhằm lật đỏ chế độ Bình Nhưỡng và giành quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên cho Hàn Quốc. Mỹ coi một cuộc phản công là cơ hội để “làm giảm ảnh hưởng từ những thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản” sau cuộc Cách mạng của Trung Quốc năm 1949.
Đây là một thảm họa chiến lược của Mỹ. Khi các lực lượng Mỹ tiếp cận gần biên giới Trung Quốc, quân đội Trung Quốc cũng được triển khai hàng loạt tới các khu vực miền núi ở Triều Tiên. Những lời cảnh báo ngoại giao của Bắc Kinh liên tục được đưa ra, nhưng dư âm về chiến thắng tại Incheon khiến Mỹ “không thèm để ý” vì cho rằng lúc đó Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn và có lực lượng quân đội yếu kém, trong khi Liên Xô không có ý định can thiệp.
Một khẩu đội pháo của Mỹ triển khai gần sông Kum trong cuộc tấn công vào c
Khi Trung Quốc phản công vào tháng 11.1950, họ đã đẩy lui được lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ với tổn thất rất lớn thuộc về cả hai bên. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc đụng độ trực tiếp với quân đội Mỹ. Cuộc chiến kết thúc bằng việc phân định khu phi quân sự DMZ cho đến ngày nay.
Có nhiều lý do dẫn đến thất bại trên của Mỹ. Khi tướng Douglas MacArthur, chỉ huy Tổng lực lượng quân sự do Liên Hợp Quốc lãnh đạo tại Hàn Quốc, vận động cho một cuộc xâm lược quy mô lớn với một cuộc tấn công mang tính quyết định, ông đã nhận được nhiều sự ủng hộ trong Quốc hội Mỹ. Tổng thống Truman đã không có một nỗ lực nào để ngăn chặn MacArthur cho đến khi thảm họa trở nên rõ ràng hơn. Trong khi đó, tình báo Mỹ đã không nắm rõ về ý đồ cũng như khả năng của Trung Quốc. Cuộc xâm lược của Mỹ cũng đã làm đóng băng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington 1 thế hệ.
Giải tán quân đội Iraq
Ngày 23.5.2003, Toàn quyền Mỹ Paul Bremer đã ra lệnh giải tán quân đội Iraq. Đây là một quyết định “kinh khủng”nhất vào thời điểm đó và khó có thể đánh giá hết về những thiệt hại do quyết định này gây ra. Chỉ trong một khoảng khắc, toàn bộ lịch sử quân sự của Iraq đã bị xóa sổ, trong đó có cả truyền thống và tinh thần của lực lượng vũ trang nước này. Hành động trên đã dẫn đến việc hình thành các nhóm vũ trang chuyên gây bất ổn và thậm chí có bộ phận các sĩ quan nước này gia nhập các tổ chức khủng bố.
Quân đội Iraq non trẻ do Mỹ thành lập sau năm 2003 luôn phải chịu thất bại trong các cuộc chiến nếu không có quân đội Mỹ chống lưng.
Quân đội Hoàng gia Iraq được thành lập vào những năm đầu thập niên 1920, khi Iraq vẫn nằm dưới sự bảo hộ của Đế quốc Anh. Lực lượng đã có một cuộc nổi dậy vào năm 1941, nhưng người Anh đã đưa ra quyết định khôn ngoan trong việc thống nhất quân đội Iraq để duy trì trật tự. Năm 1948, quân đội Iraq đã chiến đấu chống lại Israel trong cuộc chiến tranh giành độc lập của người Israel và cũng tham gia trong cuộc chiến tranh năm 1967, dù là trong thời gian ngắn ngủi. Trong những năm 1980, quân đội Iraq tiến hành một cuộc chiến kéo dài 8 năm với Iran. Lịch sử quân đội Iraq là khá phức tạp, nhưng với nhiều người Iraq, phục vụ trong quân đội nước này vẫn là một niềm tự hào cá nhân và dân tộc.
Giải tán quân đội Iraq là sự xóa sổ một tổ chức đã có 80 năm lịch sử và nước Mỹ đã phải trả giá đắt cho cuộc phiêu lưu quân sự tại nước này. Quân đội Iraq non trẻ do Mỹ thành lập sau năm 2003 luôn phải chịu thất bại trong các cuộc chiến nếu không có quân đội Mỹ chống lưng. Lực lượng quân sự mới của Iraq đã và đang trở thành những binh sĩ non nớt trong các cuộc chiến chống lực lượng nỗi dậy. Đặc biệt gần đây sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã biến quân đội Iraq thành trò cười. Họ liên tục thất bại nếu không nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Quyết định giải tán quân đội Iraq đã khiến Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến vô cùng tốn kém ở nước này hơn 10 năm.
Những thất bại quân sự trên của Mỹ rõ ràng là đã có ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế chiến lược, nhưng về cơ bản vẫn không làm giảm đi sức mạnh quốc gia của Mỹ. Mỹ đã hồi phục nhanh chóng sau những thất bại trên. Sự vĩ đại của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào một chiến thắng đơn lẻ trong trận chiến. Tuy nhiên, mỗi một thất bại, vốn có thể tránh được, như đã trình bày ở trên cũng cho thấy Mỹ phải trả giá bằng máu, tiền bạc và thời gian.