Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Thảo - Tổng Giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng cho biết, theo thiết kế, cầu Bạch Đằng được lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi diễn biến nội lực, ứng suất, cao độ một cách liên tục nhằm làm cơ sở kiểm soát việc đảm bảo an toàn chịu lực, cũng như êm thuận trong quá trình khai thác.
Sẽ lấy ý kiến của các chuyên gia về cầu đường bộ để lên phương án bù vênh mặt cầu Bạch Đằng đảm bảo êm thuận.
“Trong tuần tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo nghe ý kiến phân tích, đánh giá kết quả quan trắc, đo đạc từ các chuyên gia đầu ngành về cầu đường bộ để đưa ra phương án bù vênh mặt cầu đảm bảo êm thuận hơn trong thời gian khai thác về sau”, ông Nguyễn Ngọc Thảo nói.
Qua quá trình đưa vào khai thác, các thông số kỹ thuật của cầu, trụ tháp, mặt đường, dây văng… thường xuyên được quan trắc theo dõi.
Tổng Giám đốc Công ty BOT cầu Bạch Đằng cũng cho biết, hạng mục cầu chính dây văng Bạch Đằng dài 700m trong tổng chiều dài toàn Dự án là 5,4km, vượt qua ngã ba sông Bạch Đằng, sông Cấm. Cầu gồm 4 nhịp dây văng 110m+2x240m+110m với 3 trụ tháp hình chữ H có chiều cao gần 100m, cao độ thông thuyền 48,4m.
Công trình có điều kiện hạn chế về yêu cầu tĩnh không thông thuyền và yêu cầu tĩnh không sân bay nên thiết kế gặp khá nhiều điểm bất lợi.
Cầu Bạch Đằng có điều kiện hạn chế về yêu cầu tĩnh không thông thuyền và yêu cầu tĩnh không sân bay nên thiết kế gặp khá nhiều điểm bất lợi.
Trong quá trình thi công, Công ty cầu Bạch Đằng đã cùng các bên liên quan tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát chất lượng, đặc biệt là độ vồng thi công các khối đúc hẫng. Tại các khối đúc trước và sau khối hợp long 2 nhịp giữa có sự chênh lệch cao độ dẫn đến mặt cầu không bằng phẳng cục bộ tại các vị trí nêu trên.
Qua quá trình đưa vào khai thác, các thông số kỹ thuật của cầu, trụ tháp, mặt đường, dây văng… thường xuyên được theo dõi, kiểm tra, kết quả đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.