Video trẻ em thuộc bộ lạc Moken bơi lội dưới nước
Trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều bộ lạc sống hoang dã và biệt lập, tách khỏi xã hội hiện đại. Mặc dù chỉ là cộng đồng nhỏ, những bộ lạc này đều có các phong tục tập quán rất riêng và đặc biệt. |
Bộ lạc từng sống sót qua sóng thần
Moken là bộ lạc có khoảng 2.000-3.000 người bán du mục, phần lớn thời gian sống trên biển. Người Moken sống dựa vào sinh vật biển và thực vật, sử dụng các công cụ đơn giản như lưới và giáo để tìm thức ăn, theo Daily Mail.
Họ đã thu hút sự chú ý của công chúng vào năm 2004, khi hầu hết người Moken sống sót sau trận sóng thần giết chết hơn 250.000 người, nhờ vào kỹ năng và hiểu biết sâu sắc về biển cả.
Được cho là đã di cư sang Thái Lan, Myanmar và Malaysia từ miền nam Trung Quốc khoảng 4.000 năm trước, người Moken thường sống trên những chiếc thuyền bằng gỗ hầu hết các ngày trong năm. Họ di chuyển từ đảo này sang đảo khác tùy theo các yếu tố như nhu cầu sinh hoạt, gió, mối quan tâm an ninh và bệnh tật. Họ được tin là những người từ chối tiếp nhận công nghệ bên ngoài.
Trẻ em Moken bắt cá ngoài biển
Từ tháng 5 đến tháng 10, khi gió mùa tây nam gây mưa to và sóng lớn, người Moken sống tạm trong những ngôi nhà sàn trên đảo, nơi họ được bảo vệ khỏi gió.
Tuy nhiên ngày nay, phong cách sống không có ranh giới quốc gia của người Moken đang bị đe dọa. Họ thường xuyên chịu sức ép bởi chính phủ Myanmar và Thái Lan, cả hai đều cảnh giác với cuộc sống không màng đến biên giới của người Moken, theo trang Survival International.
Số lượng người bán du mục ở bộ lạc Moken cũng giảm trong những năm gần đây do các lý do: quy định chính trị, sóng thần, các công ty khoan dầu ngoài khơi, chính phủ thu giữ đất của họ để phát triển du lịch và đánh cá công nghiệp.
Các ngôi nhà trên bờ biển của người Moken
“Hôm nay, những chiếc thuyền lớn đến và bắt mọi con cá. Tôi tự hỏi họ sẽ làm gì khi đại dương trống rỗng?”, người dân Moken, Hook Suriyan Katale nói với nhà sản xuất phim Runar J. Wiik - người tạo ra trang web Moken Projects để nâng cao nhận thức về tình hình của bộ lạc Moken.
Nhiều người Moken ngày nay sống vĩnh viễn trong những ngôi làng, bán hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm và làm thuyền viên, làm vườn và thu gom rác cho ngành du lịch.
Tuy nhiên, một số gia đình Moken vẫn sống trên thuyền trong 7-8 tháng một năm. “Đối với bộ lạc Moken, đại dương là toàn bộ vũ trụ của chúng tôi”, Hook Suriyan Katale nói.
Khả năng nhìn như cá heo
Thực vậy, người Moken được mệnh danh là có tầm nhìn rất tốt dưới đại dương.
Các nhà khoa học phát hiện trẻ em Moken có tầm nhìn dưới nước tốt gấp hai lần so với trẻ em châu Âu cùng tuổi.
Trẻ em Mokem được ví như "người cá"
Năm 1999, nhà khoa học Anna Gislen đến từ Đại học Lund, Thụy Điển đã quyết định tìm hiểu xem khả năng nhìn độc đáo của bộ tộc Moken có phải di truyền hay không.
Để tìm hiểu cách “người cá” Moken nhìn thấy những vật thể nhỏ dưới nước, Gislen so sánh tầm nhìn của trẻ em đến từ Moken với trẻ em châu Âu.
Nhóm nghiên cứu của cô yêu cầu các em nhỏ từ 8-13 tuổi nhìn vào những sọc đen và trắng có chiều rộng khác nhau khi bơi dưới nước.
Trẻ em Moken có tầm nhìn dưới nước tốt gấp hai lần so với trẻ em châu Âu cùng tuổi.
"Trẻ em được yêu cầu lặn xuống và nổi lên, nói cho chúng tôi về hướng của các sọc đen và trắng”, Lund nói với Reuters Health khi làm thí nghiệm năm 1999.
"Nếu họ có thể xác định chính xác hướng của một sọc dưới nước, chúng tôi sẽ sử dụng một sọc mỏng hơn cho đến khi đứa trẻ mắc lỗi".
Các nhà nghiên cứu xác định rằng trẻ em Moken có thể nhìn dưới nước tốt gấp 2 lần trẻ em châu Âu.
Gislen tin rằng điều này chủ yếu là do kinh nghiệm bởi vì trẻ em Moken bơi lội và lặn rất nhiều.
“Nhưng, tất nhiên, vẫn có thể có các yếu tố di truyền giúp họ học điều này dễ dàng hơn so với trẻ em châu Âu. Chúng tôi chỉ có thể suy đoán”, cô nói thêm.
islen tin rằng điều này chủ yếu là do kinh nghiệm bởi vì trẻ em Moken bơi lội và lặn rất nhiều.
Các nhà khoa học cũng kiểm tra mắt của trẻ em trên bờ và xác định rằng không có sự khác biệt về thể chất giữa hai nhóm nghiên cứu.
Gislen nhận thấy trẻ em Moken thu nhỏ đồng tử khi lặn, điều tương tự như thu hẹp khẩu độ trong máy ảnh.
Khi lặn, trẻ em châu Âu lại mở rộng đồng tử, một phản ứng với ánh sáng mờ dưới nước, Gislen nói.
Nhưng một người cũng có thể cố tình thu nhỏ đồng tử của họ nếu như họ tập trung nhìn vào thứ gì đó, Gislen nói.
Điều thú vị với trẻ em Moken là họ thu nhỏ đồng tử một cách dễ dàng khi lặn chứ không khó khăn như những người khác.
Trẻ em Moken thu nhỏ đồng tử khi lặn, điều tương tự như thu hẹp khẩu độ trong máy ảnh.
Khi quay trở lại bộ lạc Moken vào năm 2016, Gilson phát hiện các em nhỏ cô từng kiểm tra giờ đã là thanh thiếu niên nhưng vẫn giữ được tầm nhìn dưới nước độc đáo.
Tuy nhiên, Gilson không kiểm tra được những người trưởng thành Moken vì họ ngại ngùng. Gislen nghi rằng người lớn đã mất khả năng nhìn thấy dưới nước vì ít khi phải lặn tìm thức ăn. Ngoài ra, mắt người trưởng thành cũng khó thích nghi hơn mắt trẻ em.
"Mắt người lớn không có khả năng thích ứng nhiều như vậy", Gilson nói với BBC.
Bộ lạc Korowai được tin là từng ăn thịt người để tiêu diệt các linh hồn ma quỷ.